Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không?

18/03/2022
738
Views

Tôi đã ly hôn được 2 năm. Hiện nay tôi định đi bước nữa nhưng chồng cũ dọa kiện ra tòa đòi lại con. Tôi có bị mất quyền nuôi con khi lấy chồng mới? Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không?

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ, tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Căn cứ vào các quy định trên, việc chị kết hôn với người khác không phải là một trong những căn cứ để tòa quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không?

Ai có quyền ly hôn đơn phương?

Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

” Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ ly hôn đơn phương

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
  • Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồng;
  • Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (“sổ đỏ”), giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu…

Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ trên người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

Bước 3: Ra bản án ly hôn.

– Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

– Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

– Trước khi xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành,  Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành sẽ  ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Ra bản án ly hôn.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất

Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc về ai?

Việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Đặc biệt tại Khoản 3: ” Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Với căn cứ trên, khi con gái chị mới được 4 tháng tuổi, dựa trên các điều kiện nuôi dưỡng của bản thân mà chị chứng minh trên Tòa, chị hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để giành quyền nuôi cháu.

Ngoài ra tại Điều 82 còn quy định chi tiết về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Cha, mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con?

Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:

– Cha, mẹ có thỏa thuận.

– Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Đặc biệt, nhiều trường hợp cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con; thì Tòa có thể giao con cho người giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Như vậy, có thể thấy; không phải mọi trường hợp; sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định; mà trong quá trình sống chung với con; nếu có các căn cứ nêu trên; thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi.

Thậm chí; có trường hợp cả cha và cả mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành được quyền nuôi con?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Lấy chồng mới thì có bị mất quyền nuôi con hay không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu sử dụng về các giấy tờ hành chính, tư vấn luật, thủ tục tạm ngưng công ty ,….của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bị ngăn cản khi thăm nuôi con sau ly hôn, cha mẹ nên làm gì ?

1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc; có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành; vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con như thế nào?

Khi ly hôn, Tòa án giải quyết tranh chấp về giành quyền nuôi con khi ly hôn; sẽ dựa vào quyền lợi, sự phát triển về mọi mặt của con để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, quyền nuôi con có thể được thay đổi sau ly hôn nếu:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.