Hành vi lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi nêu trên sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật. Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Đi xe lãng lách đánh võng là như thế nào?
Lạng lách đánh võng là một hành vi đi xe nguy hiểm; đe dọa đến tính mạng của chính người điều khiển và cả những người tham gia giao thông khác; trên đường bộ. Hành vi này được biểu hiện như: đánh tay lái sang hai bên; làm cho xe chao nghiêng, đảo qua đảo lại như đưa võng trên đường; (đi xe) luồn lách, lạng bên nọ bên kia với tốc độ cao để vượt lên.
Bởi tính chất của hành vi này; pháp luật đã dành ra những quy định riêng về chế tài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được lạng lách đánh võng phạt bao nhiêu tiền; cho nên vẫn còn thờ ơ, vi phạm vào các quy định của pháp luật.
Lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Mức xử phạt lỗi xe máy lạng lách đánh võng
Đối với vấn đề này, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra các mức xử phạt nhằm hạn chế vi phạm lỗi lạng lách đánh võng, cụ thể:
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà mà “gây tai nạn giao thông” hoặc “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ”: Khoản 9 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Mức xử phạt lỗi xe ô tô lạng lách đánh võng
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
Ngoài ra, liên quan về vấn đề này, điểm c và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định trên quy định:
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện ô tô mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là từ 03 tháng đến 05 tháng.
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ” hoặc “gây tai nạn giao thông”: Khoản 9 và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, trường hợp này người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lái xe gây tai nạn giao thông chết người bị xử lý thế nào ?
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
- Chó lao ra đường gây tai nạn giao thông thì ai chịu?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn tạm giữ thông thường sẽ là 7 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 30 ngày.
Ngoại lệ, đối với những trường hợp quá phức tạp; nhiều tình tiết cần xác minh; thì thời gian tạm giữ có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa; nhưng cần phải được thủ trưởng của cơ quan điều tra cho phép. Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa lên tới 60 ngày; nếu bạn bị xử phạt hành chính.