Lấn làn là như thế nào?

20/04/2022
1320
Views

Hiện tượng vi phạm luật giao thông đường bộ hiện nay đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Trong đó, ngoài lý do số vụ tăng lên vì sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông thì vẫn còn các trường hợp vi phạm do lỗi sơ ý hay thiếu kiến thức về luật giao thông, nhất là ở lỗi lấn làn – là một loại lỗi đán chú ý . Vậy lấn làn là như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Lấn làn là như thế nào?

1. Khái niệm lỗi lấn làn đường

Lỗi lấn làn đường còn thường được biết đến với tên là lỗi đi sai làn đường. Lỗi này được xác định khi người điều khiển phương tiện giao thông đi không đúng phần làn đường được phép của mình theo quy định pháp luật. Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41/2019 sửa đổi quy chuẩn 41/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, quy định cụ thể:

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định”

2. Quy định pháp luật về sử dụng làn đường

Căn cứ theo Điều 13 về sử dụng làn đường của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

Nếu trên đường mà có nhiều làn đường  dành cho xe đi cùng 1 chiều đường thì được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, theo đó người điều khiển phương tiện phải cho xe đi ở 1 làn đường, khi chuyển làn đường chỉ được chuyển nơi cho phép, đồng thời phải báo trước bằng tín hiệu đảm bảo sự an toàn.

Trên đường một chiều mà có vạch kẻ để phân làn đường, thì các xe thô sơ đi ở trên làn đường phía bên tay phải trong cùng, tiếp đó các xe máy, xe chuyên dùng , xe cơ giới đi trên làn đường bên trái

Phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ khi di chuyển cần đi với tốc độ thấp hơn thì đi về bên phải.

Khi lưu thông trên đường, thường được quy định làn đường cụ thể cho các phương tiện giao thông giúp đảm bảo việc lưu thông hiệu quả và an toàn. Nếu các chủ phương tiện có hành vi lấn làn đường gây ra ùn tắc giao thông và có thể xảy ra rất nhiều rủi ro nguy hiểm cho bản thân, người đi chung xe và cả những phương tiện xung quanh.

Dựa vào quy định cụ thể pháp luật, chủ phương tiện hoàn toàn có thể xác định việc mình có đi sai làn đường hay không. Thông thường xe máy được đi trên làn đường bên trái.

Xe máy đang lưu thông trên đoạn đường phân làn loại xe, đến khu vực ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn; Khi gặp đèn đỏ, thì dừng lại ở phần đường theo cách phân làn hướng đi.

Lấn làn là như thế nào?

Lấn làn phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với lỗi sai làn của ô tô và các xe tương tự xe ô tô có thể phạt tiền từ 200.000 đồng đến 12.000.000 đồng và có thể có hình phạt xử phạt bổ sung. Cụ thể căn cứ theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

2.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này

[…]

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”.

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

[…]

7.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

[…]

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây

[…]

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ về lỗi sai làn theo quy định tại Điều 6 khoản 1 điểm i, khoản 3 điểm g Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

[…]

3.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Lấn làn là như thế nào? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch xây dựng; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt dừng đèn đỏ sai làn đường?

Lỗi này rất nhiều người tham gia giao thông gặp phải. Khi mà đến một thành phố mới hay di chuyển xa thì không thông thuộc đường cũng như biển báo. Người điều khiển phương tiện rất dễ mắc phải lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường.
Về mức xử phạt được tính bằng lỗi phương tiện đi sai làn đường. Và mức xử phạt vẫn ở mức quy định áp dụng với xe máy là 400.000 – 600.000 ngàn đồng – ô tô là 03 – 05 triệu đồng. 

Múc phạt lỗi đè vạch với ô tô, xe máy?

Thế nào là lỗi đè vạch các bạn có tham khảo  QCVN 41:2016/BGTVT được quy định trong Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT
Xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 60.000đ-80.000đ
Xe ô tô sẽ bị phạt từ 200.000 đến 400.000 nghìn đồng với lỗi đi đè vạch liền và bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 nghìn đồng với lỗi đi sai làn đường quy định.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.