Để đảm bảo quyền, lợi ích cho người lao động; bên cạnh quy định về thời giờ làm việc; pháp luật Việt Nam cũng quy định thời giờ nghỉ ngơi; nghỉ lễ; nghỉ phép cho người lao động. Tùy vào từng nội quy lao động của từng công ty; người lao động sẽ được nghỉ phép nhưng vẫn phải đảm bảo ngày nghỉ phép đạt số ngày theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu người lao động làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ phép có bị sa thải không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:
“Tôi nhận thấy mình làm việc hiệu quả nhất Phòng; do đó mỗi khi hoàn thành một dự án bất kỳ tôi sẽ tự thưởng vài ngày đi du lịch. Tuy nhiên; vừa rồi sếp gọi tôi lên và nhắc nhở: “Muốn nghỉ việc đi du lịch cần phải xin phép; nếu cứ thường xuyên nghỉ việc không phép như vậy thì công ty sẽ áp dụng hình thức kỷ luật sa thải”. Sếp tôi nói như vậy có đúng pháp luật hay không?”
Căn cứ pháp lý
Làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ phép có bị sa thải không?
Nghỉ phép có thể được hiểu là nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật lao động. Đây là một trong những quyền; lợi ích cơ bản mà người lao động được hưởng bên cạnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thời hạn nghỉ phép theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 về nghỉ phép; người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được hưởng:
- 12 ngày nghỉ lễ đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên; lao động là người khuyết tật; người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cứ đủ 05 năm làm việc; người lao động sẽ được tăng thêm 01 ngày so với ngày nghỉ phép đã được quy định ở trên.
Trình tự, thủ tục xin nghỉ phép của người lao động
Để được xin phép nghỉ; người lao động phải:
- Viết đơn xin nghỉ phép; trong đơn viết rõ số ngày nghỉ phép và lý do xin nghỉ phép; trong một vài trường hợp có thể phải nêu rõ cả thời gian di chuyển để công ty tính thêm thời gian đi đường. Tuy nhiên, thời gian đi đường chỉ được tính 01 lần trong một năm.
- Nộp đơn xin nghỉ phép cho bộ phận quản lý nhân sự nơi làm việc. Tùy vào nội quy lao động của từng công ty; sẽ quy định phải nộp đơn xin nghỉ phép trước từ 02 tuần đến 01 tháng; hoặc nộp trước ngày 15 hàng tháng để bộ phận quản lý nhân sự sắp xếp lịch làm việc cho tháng sau.
- Đơn xin nghỉ việc được phê duyệt; phía công ty ra thông báo cho phép người lao động nghỉ phép trong thời hạn nào sau khi đã có sự cân đối với lịch nghỉ phép của những người lao động khác trong công ty.
Căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động khi:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ phép có bị sa thải không?
Từ đó có thể suy ra; nếu người lao động nghỉ phép nhưng có xin phép người sử dụng lao động; và nghỉ trong thời gian mà pháp luật lao động quy định thì không bị sa thải.
Giải quyết tình huống
Để trả lời cho câu hỏi làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ phép có bị sa thải không; phải xác định thế nào là hay nghỉ phép. Theo đó; việc hay nghỉ phép sẽ không khiến bạn bị sa thải nếu bạn vẫn nghỉ trong số ngày theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, từ trường hợp của bạn; chúng tôi có thể thấy sếp có nhắc bạn là khi nghỉ việc thì phải xin phép. Từ đó cho thấy, bạn rất hay nghỉ không phép.
Việc nghỉ không phép đồng nghĩa với việc tự ý bỏ việc. Vậy nếu bạn tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì bạn sẽ bị sa thải. Lý do chính đáng được định nghĩa là thiên tai, hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Và việc bạn đi du lịch sả stress không được coi là lý do chính đáng.
Chính vì vậy; kể cả bạn có làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ không phép hay nói đúng hơn là tự ý nghỉ việc; bạn vẫn sẽ bị sa thải. Và việc sếp bạn nói như vậy là hoàn toàn đúng pháp luật; có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng cập nhật mới nhất
- Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
- Đơn xin nghỉ việc của thầy giáo mới hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Làm việc hiệu quả nhưng hay nghỉ phép có bị sa thải không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động khi:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này.
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.