Năm 2022 làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội?

28/09/2022
Năm 2022 làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội?
557
Views

Xin chào Luật sư 247. Trước đây, hộ kinh doanh bên tôi chỉ mướn người trong nhà làm việc nên không có hợp đồng lao động. Hiện nay, hộ kinh doanh của tôi mướn người lao đọng nước ngoài vào làm thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người đó không? Theo quy định, làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội? Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với hộ kinh doanh như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Những trường hợp sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh (trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện):

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu không tính đến các trường hợp người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị – xã hội và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bộ phận người lao động còn lại (người lao động làm việc ở bộ phận ngoài nhà nước) phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo một trong các loại hợp đồng lao động sau:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn,

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Theo đó, tiêu chí để xác định người lao động có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không sẽ căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động ký kết chứ không căn cứ vào người sử dụng lao động là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.

Do đó, trường hợp sử dụng lao động làm việc theo một trong các loại hợp đồng nêu trên thì hộ kinh doanh phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội?
Làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội?

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực. Theo đó, bãi bỏ hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng đồng thời thay đổi theo.

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động

Theo quy định tại quyết định 595/QĐ-BHXH, khi đăng ký tham gia BHXH, NLĐ cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:

– Tờ khai tham gia BHXH, điều chỉnh thông tin BHXH (Theo mẫu TK1 – TS).

– Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh để được hưởng quyền lợi.

– NLĐ làm việc ở nước ngoài thì cần có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn. Đồng thời, NLĐ cần nộp kèm văn bản gia hạn hợp đồng hoặc hợp đồng được ký mới tại quốc gia tiếp nhận lao động.

Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu đối với các đơn vị

Khi làm hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho NLĐ, đơn vị cần chuẩn bị:

– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội/điều chỉnh thông tin theo mẫu TK3 – TS

– Danh sách chi tiết NLĐ đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (theo mẫu D02 – TS)

– Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS)

Trong quá trình kê khai, doanh nghiệp cần lưu ý:

– Mẫu TK3-TS áp dụng với những doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã đơn vị trong lần đầu tiên tham gia BHXH.

– Mẫu D02 – TS được dùng để kê khai danh sách lao động tham gia BHXH. Đây là các lao động đủ điều kiện theo quy định bắt buộc. Mẫu D02 – TS cực kỳ quan trọng và bắt buộc phải có trong thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp.

– Mẫu TK1-TS áp dụng với những lao động chưa có mã số BHXH.

– Mẫu D01- TS được sử dụng để tổng hợp các loại hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp, được dùng làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm truy thu với những trường hợp khai báo tăng muộn.

Ngoài các tờ khai, bảng kê nêu trên, doanh nghiệp cần đính kèm:

– Hợp đồng lao động ký với NLĐ

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư/căn cước công dân của NLĐ.

Các bước thực hiện thủ tục tham gia BHXH lần đầu

Thủ tục tham gia BHXH lần đầu gồm các bước sau:

– Bước 1: chuẩn bị các loại giấy tờ theo yêu cầu để có căn cứ điền thông tin vào các biểu mẫu.

– Bước 2: trong trường hợp đơn vị chưa có mã BHXH, đơn vị sẽ nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan bảo hiểm.

Sau khi nộp 1 – 7 ngày làm việc, đơn vị sẽ nhận được mã đơn vị.

– Bước 3: Sau khi có mã đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các thành phần biểu mẫu, hồ sơ theo quy định để báo tăng lao động tham gia BHXH lần đầu.

– Bước 4: Nộp đủ các hồ sơ cần thiết cho cơ quan BHXH.

– Bước 5: sau không quá 05 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã tiến hành cấp số BHXH và thẻ BHYT cho đơn vị.

Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Việc xác định cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ sẽ phụ thuộc vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Năm 2022 làm việc cho hộ kinh doanh có được đóng bảo hiểm xã hội?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về địa điểm đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Tại Điều 86 Nghị định 01/2021 quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Số lượng lao động tối đa trong hộ kinh doanh là bao nhiêu?

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 09 lao động. Với trường hợp sử dụng từ 10 lao động trở lên, bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Đối tượng nào được đăng ký hộ kinh doanh?

Điều 79 Nghị định 01/2021 nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.