Khi được thuê vào làm việc tại doanh nghiệp, người lao động cần tuân thủ và chấp hành các nghĩa vụ được quy định tại điều lệ của công ty. Một trong số những nghĩa vụ quan trọng mà người lao động cần phải thực thi chính là bảo đảm tài sản của doanh nghiệp. Cá nhân nào khi làm thất thoát tiền của doanh nghiệp trong quá trình lao động sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, hành vi Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp bị xử phạt ra sao? Làm thất thoát tiền bao nhiêu tiền của doanh nghiệp thì bị truy cứu hình sự? Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 129. Bồi thường thiệt hại
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này. - Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Như vậy, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Còn trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Làm thất thoát tiền bao nhiêu tiền của doanh nghiệp thì bị truy cứu hình sự?
Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp có thể bị truy cứu hình sự về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Việc xác định hình phạt cụ thể đối với hành vi làm thất thoát, lãng phí tài sản phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội. Cụ thể:
Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả là ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước, làm thất thoát, lãng phí tài sản.
Hậu quả gián tiếp là có thể gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, an sinh xã hội hoặc những thiệt hại khác cho đất nước.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hậu quả của hành vi này được xác định bằng số tiền mà người phạm tội đã gây thất thoát, lãng phí, số tiền thiệt hại dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối thiểu là 100 triệu đồng.
Nếu số tiền thiệt hại chưa đến 100 triệu đồng thì người phạm tội phải là người đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm.
Để xác định chính xác một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Nếu không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã nêu trên thì sẽ không bị truy cứu về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Như vậy, Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp từ 100 triệu đồng có thể bị truy cứu về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như sau:
– Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí thì mức hình phạt thấp nhất sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và mức phạt cao nhất lên đến 20 năm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Chủ thể
Chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí thuộc nhóm chủ thể đặc biệt.
Chỉ có những người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tức là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước mới có thể thực hiện tội phạm này.
Khách thể
Khách thể bị xâm phạm của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Cụ thể là trong các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, và các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước khác.
Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản của Nhà nước, bao gồm:
- Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất.
- Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước.
- Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định…
Mặt chủ quan
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sai phạm, có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện bằng hành vi vi phạm chế đề quản lý, sử dụng tài sản của người được giao quản, sử dụng tài sản nhà nước.
Hành vi này được thực hiện cả dưới dạng hay động hoặc không hành động. Ví dụ:
- Dạng hành động: Sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, gây thiếu hiệu quả, lãng phí.
- Dạng không hành động:
- Không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản Nhà nước theo quy định.
- Không báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
Hậu quả
Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả là ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước, làm thất thoát, lãng phí tài sản.
Hậu quả gián tiếp là có thể gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, an sinh xã hội hoặc những thiệt hại khác cho đất nước.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hậu quả của hành vi này được xác định bằng số tiền mà người phạm tội đã gây thất thoát, lãng phí, số tiền thiệt hại dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối thiểu là 100 triệu đồng.
Nếu số tiền thiệt hại chưa đến 100 triệu đồng thì người phạm tội phải là người đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm.
Để xác định chính xác một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Nếu không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã nêu trên thì sẽ không bị truy cứu về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm thất thoát tiền của doanh nghiệp bị xử phạt ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Thủ tục xóa tên đảng viên vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Hình sự: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
Căn cứ tại Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định: 1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.