Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?

13/10/2022
Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?
365
Views

Xin chào Luật sư. Em là sinh viên, em có mượn xe của bạn (có cả giấy tờ xe) và để trước cửa quán coffee. Không may, chiếc xe bị kẻ gian lấy mất. Vậy luật sư cho em biết việc làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào? Em rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?

Việc bạn của bạn cho bạn mượn xe máy và giấy tờ xe, tức là giữa hai bạn đã tiến hành giao kết hợp đồng mượn tài sản. Theo quy định tại Ðiều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Khi mượn xe hay tài sản thì người mượn phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản lý tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản theo quy định tại Điều 496 về nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Do vậy, trong quá trình mượn tài sản mà làm mất tài sản của khác thì người đó sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người cho mượn. Tuy nhiên, mức trách nhiệm bồi thường như thế nào thì tùy thuộc vào giá trị tài sản đã bị mất và sự thỏa thuận của hai bên.

Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?
Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?

Quyền của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản cũng có quyền:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Trách nhiệm bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản người khác thế nào?

Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm như sau:

  • Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
  • Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.
  • Đền bù chi phi mà ben bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, chẳng hạn như chi phí để dập lửa khi bị cháy rừng, rồi chi phí để trồng lại số cây trên rừng đã bị cháy đó.
  • Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.

Như vậy, người có hành vi phá hoại tài sản người khác ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự còn chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với tài sản mà mình phá hủy.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Làm mất tài sản của người khác chịu trách nhiệm như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty Hà Nội hoặc thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc muốn biết thêm về giá đất đền bù giải tỏa,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Phá hoại tài sản là gì?

Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giả trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như:
– Đập phá đồ đạc;
– Đốt cháy đồ;
– Cố tình để mặc tài sản của người khác bị hư hỏng…

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm những gì?

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
– Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
-. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.