Lý lịch tư pháp là giấy tờ để chứng minh tình trạng án tích. Để xem bạn có án tích hay không, đã từng phạm tội gì, được xóa án tích hay chưa.. Hiện nay, lý lịch tư pháp được sử dụng chủ yếu để xin việc làm và đi du học và ngày càng được chú trọng. Có 2 cách để làm lý lịch tư pháp tại Việt Nam, đó là Làm lý lịch tư pháp trực tiếp và làm lý lịch tư pháp online. Hiện nay, khá nhiều người chọn làm lý lihcj tư pháp online. Vậy làm lý lịch tư pháp online mất bao lâu? Thủ tục làm lý lịch tư pháp online như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Làm lý lịch tư pháp online mất bao lâu?
Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp:
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Ngoài thời hạn nêu trên, những người làm lý lịch tư pháp online sẽ phải cộng thêm thời gian nhân viên Bưu chính chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp và chuyển kết quả từ Sở Tư pháp về tay người nhận.
Thời gian kể từ lúc giao hồ sơ cho bưu tá cho đến khi bạn nhận được kết quả sẽ khá là lâu. Bao gồm:
- Thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước: 10 ngày. Thông thường mất khoảng 2 tuần.
- Thời gian chuyển phát lượt đi và lượt về: khoảng 1 tuần.
Như vậy bạn sẽ mất khoảng 3 tuần để có được kết quả Lý lịch tư pháp. Trong những trường hợp khẩn cấp, thì đây là khoảng thời gian rất dài.
Làm lý lịch tư pháp online như thế nào?
Bước 1: Người dân truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Tại đây, cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
- Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
- Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú/tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sau khi chọn đối tượng nộp hồ sơ, hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú; sau đó nhấn mũi tên để tiếp tục.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp.
Bước 3: Bạn chọn nơi thường trú/tạm trú > Nhấn nút mũi tên hướng về bên phải để chuyển sang trang khai lý lịch tư pháp trực tuyến
Bước 4: Lúc này, bạn ấn vào nút NHẬP TỜ KHAI để đi tiếp.
Bước 5: Tại đây, công dân điền các thông tin cơ bản. Các mục có dấu * màu đỏ là bắt buộc nhập thông tin.
Bước 6: Để nhập thông tin về quá trình cư trú, nhấn nút Nhập thông tin cưu trú/Add rows để thêm hàng, sau đó bạn nhập thông tin vào các ô trống theo từng khoảng thời gian.
Bước 7: Bạn nhập các thông tin khác, chọn yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp là số 1 hoặc số 2
Bước 8: Tại mục hồ sơ đính kèm, bạn nhấn nút In tờ khai/PRINT để tải tờ khai vừa nhập > Sau đó nhấn Chọn file
Bước 9: Chọn file vừa tải về (thường nằm trong mục Download) > Nhấn Open
Bước 10: Tại mục Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, bạn có thể chọn nộp hồ sơ tại nhà (qua bưu điện) và nhận kết quả tại nhà (qua bưu điện) hoặc nộp hồ sơ và nhận kết quả lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp
Bước 11: Bạn được chuyển qua giao diện xem lại mẫu tờ khai. Bạn kéo xuống dưới và nhập mã xác nhận như hình bên trái > Nhấn Tiếp tục/NEXT
Bước 12: Bạn nhận được mã số đăng ký. Bạn phải ghi nhớ mã số này và cung cấp cho bộ phận tiếp nhận khi nộp hồ sơ để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp online.
Ưu nhược điểm của làm Lý lịch tư pháp Online
Được thực hiện trực tuyến qua mạng internet kết hợp với dịch vụ bưu điện. Do đó, nhiều người còn gọi cách làm lý lịch tư pháp này là Làm lý lịch lịch tư pháp qua bưu điện.
Ưu điểm:
- Không mất công sức, thời gian đi lại, rất thích hợp người ở xa.
- Không cần phải xếp hàng chờ đợi
- Góp phần thay đổi dịch vụ công quốc gia, từ trực tiếp sang online.
Nhược điểm:
- Thời gian lâu hơn cách làm lý lịch tư pháp trực tiếp. Vì phải cộng thêm thời gian chuyển phát, có khi chậm hơn cả tuần.
- Chi phí cao hơn, do phải trả thêm chi phí bưu điện.
Chi phí làm lý lịch tư pháp online
Lệ phí này bao gồm 2 phần.
1. Phí cấp Lý lịch tư pháp
Lệ phí cấp phiếu LLTP được quy định tại thông tư 244/2016 của Bộ Tài Chính.
1 | Phí cấp phiếu LLTP | 200.000 |
2 | Phí cấp phiếu LLTP của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). | 100.000 |
Ngoài ra còn có các trường hợp được miễn phí làm lý lịch tư pháp. Bạn có thể xem thêm tại: Phí làm lý lịch tư pháp 2022
2. Phí chuyển phát của bưu điện
Phí này thì sẽ do bên cung cấp dịch vụ chuyển phát quy định.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Làm lý lịch tư pháp online mất bao lâu?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; thành lập công ty hợp danh;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với hình thức làm lịch tư pháp online, bạn sẽ thực hiện đăng ký xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp online, sau đó nộp hồ sơ và nhận kết quả ngay tại nhà (nhân viên bưu chính sẽ đến địa chỉ và bạn đăng ký để thu hồ sơ và trả kết quả). Như thế, bạn hoàn toàn có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại bất kỳ đâu, miễn là bạn có máy tính/điện thoại kết nối internet.
Thời gian kể từ lúc giao hồ sơ cho bưu tá cho đến khi bạn nhận được kết quả sẽ khá là lâu. Bao gồm:
Thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước: 10 ngày. Thông thường mất khoảng 2 tuần.
Thời gian chuyển phát lượt đi và lượt về: khoảng 1 tuần.
Để làm lý lịch tư pháp online, bạn cần thực hiện 3 bước như sau:
Đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến
Nộp hồ sơ yêu cầu qua bưu điện
Nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua bưu điện.