Hiện nay, trong bối cảnh du lịch đang hồi phục vô cùng mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, những người có nhu cầu gia hạn, làm hộ chiếu nhằm mục đích du lịch nghỉ mát tăng cao. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng: “Làm hộ chiếu ở nơi tạm trú được không?” Vậy hãy cùng Luật sư 247 đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây!
Hộ chiếu theo quy định pháp luật Việt Nam
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã tương đối rõ ràng về hộ chiếu. Theo khoản khoản 3 điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu được quy định như sau: “hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Hộ chiếu có thời hạn hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi loại hộ chiếu sẽ có thời hạn khác nhau. Theo điều 7 Luật Xuất nhập cảnh, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn
Làm hộ chiếu ở nơi tạm trú được không?
Với từng loại hộ chiếu, quy định của pháp luật là khác nhau.
Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019: “Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này tại Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.”
Như vậy, có thể hiểu rằng, ngoài cơ quan lãnh sự Bộ Ngoại giao, nếu ở nơi tạm trú của người có yêu cầu làm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công có cơ quan được Bộ Ngoại Giao uỷ quyền làm hộ chiếu, thì người đó hoàn toàn có thể làm hộ chiếu ở ngay nơi tạm trú
Đối với hộ chiếu phổ thông
Căn cứ theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, nơi người dân đến để đề nghị cấp hộ chiếu sẽ phụ thuộc vào việc liệu người đó đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu hay không
Đối người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật này, “đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.”. Như vây, có thể hiểu rằng người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu hoàn toàn có thể làm hộ chiếu ở nơi tạm trú
Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần 2 trở đi
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Luật này, “Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.”
Như vậy, người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần 2 trở đi sẽ được làm hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi, có thể sẽ chính là nơi tạm trú của người có yêu cầu làm hộ chiếu
Hồ sơ làm hộ chiếu ngoại giao, công vụ theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hồ sơ để làm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu
- 02 ảnh chân dung
- Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp
- Văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài đối với đối tượng quy định; quyết định, văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao đối với đối tượng quy định
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu;
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu;
- Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác và xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổ
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp người đại diện nộp thay; người đại diện nộp thay phải xuất trình giấy tờ tùy thân.
Trên đây là hồ sơ làm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật
Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông theo quy định pháp luật hiện hành
Hồ sơ làm hộ phổ thông được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Luật Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu
- 02 ảnh chân dung
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi
- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
- Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Video làm hộ chiếu tại Việt nam
Có thể bạn quan tâm:
- Ảnh hộ chiếu bị mờ có sao không?
- Thủ tục cấp lại hộ chiếu hết hạn cho người nước ngoài năm 2022
- Hiện nay hộ chiếu có những màu nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Làm hộ chiếu ở nơi tạm trú được không”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Không quá 03 ngày làm việc đối với các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) như sau:
– Cấp mới: 200.000 đồng;
Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 đồng.
Có thể nếu bạn đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông và thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
– Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh
– Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
– Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
– Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.