Khi đăng ký kết hôn hai đối tượng kết hôn cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và phải thực hiện nhiều thủ tục theo đúng với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, họ cần phải nắm rõ những quy định do pháp luật đề ra. Hơn thế nữa, có lẽ điều mà một trong các cặp đôi mới cưới quan tâm đó là khi làm giấy kết hôn có cần cắt hộ khẩu hay không? Điều đó sẽ được tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những gì cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn, mong với chủ đề “Làm giấy kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Điều 3 Giải thích từ ngữ
13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”
Bên cạnh đó, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ sẽ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.“
Giấy đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có nêu rõ khái niệm về Giấy đăng ký kết hôn:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Về thẩm quyền đăng kí kết hôn, được quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định
“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.“
Về thẩm quyền đăng kí kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ. Cụ thể, trong trường hợp của bạn, hai bạn có thể chọn đăng kí tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai người, sao cho thuận tiện nhất cho hai bạn trong quá trình đăng kí kết hôn.
Về hồ sơ đăng kí kết hôn, hai bạn cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau:
- Tờ khai đăng kí kết hôn;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú của hai bên nam/nữ cấp (bản chính);
- Chứng minh thư nhân dân của hai bên nam/nữ (bản chính);
- Sổ hộ khẩu của cả hai bên nam/nữ (bản chính).
Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng kí kết hôn được căn cứ tại Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.“
Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp đầy đủ hồ sơ đăng kí kết hôn theo quy định cho UBND cấp xã có thẩm quyền và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định pháp luật, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn;
Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, trong trường hợp của hai người muốn làm giấy đăng kí kết hôn thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, sau đó nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bạn.
Mẫu giấy chứng nhận kết hôn
Làm giấy kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?
Khi đăng ký kết hôn hai bên cần chuẩn bị giấy tờ theo quy định tại Điều 18 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.“
“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.“
Và theo Khoản 1 Điều 2 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
“Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.“
“Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”
Từ những dẫn chiếu trên, khi làm giấy kết hôn không yêu cầu trong hồ sơ có giấy chuyển hộ khẩu, về giấy tờ chứng minh nơi cư trú, có thể dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ xác nhận cư trú… Do đó, không phải cắt hộ khẩu khi làm giấy kết hôn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định pháp luật về di chúc hợp pháp. Thủ tục lập di chúc tại xã”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Một trong những nghĩa vụ khi hai bên nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Dù là nghĩa vụ, nhưng Điều 20 Luật này cũng quy định thêm rằng, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Và khi đã là vợ, chồng dù 2 người ở hai nơi khác nhau vẫn phải đáp ứng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo quy định.
Tại Điều 14 của Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 của Luật Cư trú 2020 quy định trường hợp vợ về ở với chồng tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình sẽ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Như vậy, không bắt buộc phải nhập khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn mà chỉ nhập khẩu khi người vợ có nhu cầu.
Dù là không bắt buộc nhưng thực tế nếu vợ chồng cùng cư trú tại nhà người chồng thì người vợ nên nhập khẩu về nhà chồng để đảm bảo quyền lợi của cá nhân, hộ gia đình tại nơi thường trú.
Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
Những trường hợp còn lại theo Điều 3 Thông tư 85/2019 sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.