Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì?

10/08/2022
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì
490
Views

Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng về quyền bình đẳng giữa mọi công dân, đặt lợi ích công dân lên hàng đầu, là cốt lõi để phát triển nước nhà. Nhưng trên thực tế, có thể thấy không ít trường hợp “cá lớn nuốt cá bé” một số người đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà chèn ép hà hiếp phái yếu.

Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ nêu lên rõ những quy định pháp luật về Lạm dụng chức vụ quyền hạn là gì cũng như mức hình phạt đối với hành vi này. Mời các bạn đón đọc ngay nhé! Xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Phân biệt “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”

Ngày 30/12/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ đã giải thích tình tiết “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dấu hiệu định tội tội phạm tham nhũng, cụ thể như sau:

1. Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.

2. Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Cấu thành tội phạm Lạm dụng chức vụ, quyền hạn

– Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn

– Lỗi: cố ý trực tiếp

– Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của người khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.

+ Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.

Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân bị coi là tội phạm khi:

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

+ Giá trị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi pham

+ Giá trị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 278 đến Điều 284 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn

– Khung cơ bản: phạt tù từ một năm đến sáu năm

– Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm áp dụng trong trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2

– Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm, áp dụng trong trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3

– Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù hai mười năm hoặc tù chung thân, áp dụng trong trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 4

– Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là gì″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người có chức vụ, quyền hạn là ai?

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
“2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.

Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2020, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm:
Các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Cụ thể, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
– Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
– Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
– Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
– Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
– Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được:
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;
+ Cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Nhận hối lộ từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ:
– Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội đưa hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Lợi ích phi vật chất.
Như vậy, trường hợp nhận hối lộ từ trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.