Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?

01/03/2023
Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?
184
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện tại đang sinh sống tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hiện nay tôi đang muốn làm căn cước công dân gắn chip, tuy nhiên chưa biết quy định pháp luật về thủ tục này ra sao? Tôi sẽ thực hiện làm căn cước công dân ở xã hay huyện? Các bước thực hiện làm căn cước công dân gắn chip này ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về những băn khoăn nêu trên của bạn, hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về căn cước công dân như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

– Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

– Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Căn cứ quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân – được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Số định danh cá nhân sẽ gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết, không thay đổi và không trùng lặp với số định danh cá nhân của người khác.

Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ quy định tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2021/TT-BCA thì số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, thể hiện các thông tin sau đây:

– 03 số đầu tiên: là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Ví dụ: mã Thành phố Hà Nội là 001; mã tỉnh Thừa Thiên Huế là 046; mã quốc gia Việt Nam là 000;…

– 01 chữ số tiếp theo: là mã thế kỷ sinh, mã giới tính của công dân – là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:

+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?
Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?

+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

– 02 chữ số tiếp theo: là mã năm sinh của công dân: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

Ví dụ: Công dân sinh năm 1999, thì mã năm sinh của công dân sẽ là 99.

– 06 số tiếp theo: là khoảng số ngẫu nhiên.

Ví dụ: 012345; 000056;…

Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng:

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Theo đó, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Như vậy, bạn có thể làm căn cước công dân ở một trong các địa điểm nêu trên. (đều có thể làm ở xã hoặc huyện)

Các bước thực hiện thủ tục làm căn cước công dân gắn chip mới lần đầu?

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.

Đối với trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chip.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip

Đối với trường hợp tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chip cho công dân kiểm tra, ký tên.

Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Thủ tục cấp đổi từ chứng minh nhân dân được thực hiện như thế nào?

Đối với trường hợp người dân cấp đổi từ chứng minh nhân dân qua căn cước công dân gắn chip thì thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân gắn chip cụ thể như sau:

Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip.

Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Làm căn cước công dân ở xã hay huyện chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Làm căn cước công dân ở xã hay huyện?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thành lập công ty giá rẻ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Có bắt buộc công dân phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip hay không?

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
– Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (thẻ CCCD mã vạch theo mẫu cũ) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài được không?

Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Do đó, thẻ căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu khi đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi bạn đi tới các quốc gia mà Việt Nam có thỏa thuận sử dụng thẻ căn cước thay hộ chiếu.

Bao nhiêu tuổi thì được làm CCCD gắn chip?

Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.