Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Cho vay nặng lãi xử lý như thế nào?

24/07/2022
Cho vay nặng lãi xử lý như thế nào?
325
Views

Xin chào Luật sư 247. Bạn tôi có đang vay tiền của một tiệm cầm đồ ở gần nhà với mức lãi suất là 10%/tháng. Xin hỏi rằng, lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Việc tiệm cầm đồ cho vay như vậy có đúng theo quy định pháp luật về mức lãi suất không? Việc cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Lãi suất trong hợp đồng vay là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Về lãi suất giới hạn: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn như trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Cho vay với lãi suất 10%/tháng có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở cầm đồ như sau:

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:

– Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Cho vay nặng lãi xử lý như thế nào?
Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Cho vay nặng lãi xử lý như thế nào?

– Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

– Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

– Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

– Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

– Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

Ngoài ra tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất quy định như sau:

– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Từ các quy định pháp luật trên, pháp luật quy định rõ lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận. Đặc biệt lãi suất không được quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tức hằng tháng cơ sở cho em anh/chị vay tiền chỉ được lấy lãi suất tối đa là 1.66%/tháng.

Vì vậy hành vi trên được xem là hành vi trái pháp luật.

Tội cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội cho vay nặng lãi.

Như vậy, người phạm tội có thể bị xử lý hình sự nếu thực hiện hành vi cho vay với lãi suất trên 100%/năm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc cho vay với lãi suất trên 100%/năm và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Điều 201 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

– Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với tội cho vay nặng lãi như trên.

–  Phạt tiền từ 200 triệu – 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo lãi suất, số tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội cho vay nặng lãi nhận được. Người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Cho vay nặng lãi xử lý như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì:
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Tuy nhiên trong trường hợp đi vay các cá nhân tổ chức bên ngoài; hãy làm đơn tố giác tội phạm và nộp tại một trong những địa điểm sau:
Công an xã/phường;
Công an huyện/quận/thị xã/thị trấn;
Công an tỉnh;
Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện/tỉnh;
Tòa án;
Viện kiểm sát;
Hoặc nhắn tín và tin nhắn tố giác tội phạm của các cơ quan trên trên các nền tảng mạng xã hội để được giải quyết đơn tố giác.

Khởi kiện cho vay nặng lãi được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định: Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất; lãi trên nợ gốc quá hạn; lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất; lãi trên nợ gốc quá hạn; lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn; lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực.
Do đó, các bên có thể làm đơn khởi kiện. Yêu cầu Tòa án tuyên bố phần lãi suất vượt quá vô hiệu.

Các yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi là gì?

– Mặt khách thể: An ninh trật tự trong kinh doanh tiền tệ.
– Mặt khách quan: Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên, vượt quá  20%/năm hoặc có yếu tố hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng theo quy định của pháp luật là 20%:12 tháng = 1,666/tháng%. Thế nhưng nếu áp dụng lãi suất gấp 5 lần: 5 lần x 1,666% = 8,33%/tháng thì vượt quá quy định về lãi suất của pháp luật.
– Mặt chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự trước Pháp luật.
– Mặt chủ quan: Cố ý thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.