Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?

15/11/2022
Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?
923
Views

Xin chào Luật sư. Tôi có ra cơ quan có thẩm quyền để xin cấp bản đồ địa chính. Tuy nhiên, trên bản đồ địa chính lại xuất hiện rất nhiều ký hiệu gồm các chữ cái được viết tắt, rất khó hiểu. Đặc biệt có ký hiệu đm. Vậy Luật sư cho tôi biết Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì? Hiện giờ tôi rất cần sự tư vấn của luật sư, tôi rất muốn nhờ luật sư cung cấp cho tôi thông tin này. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Bản đồ địa chính là gì?

  • Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
  • Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.

Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?

Đối với từng loại đất khác nhau se có những ký hiệu đất riêng không liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, so với những người không thao tác trong ngành địa chính, đất đai thì để hoàn toàn có thể hiểu được hết những ký hiệu là tương đối khó.

Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính được xuất hiện tại Quyết định 499QĐ/ĐC của tổng cục địa chính ban hành mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai. Quyết định 499QĐ/ĐC được ban hành để hướng dẫn chi tiết nội dung được quy định tại Luật Đất đai 1993, hiện tại văn bản này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Theo đó, ĐM là ký hiệu của đất chuyên mầu và cây công nghiệp hàng năm (là loại đất thuộc loại đất trồng cây hàng năm khác).

  • Đất ĐM là loại đất với mục đích trồng cây công nghiệp hàng năm như đay, cói, dâu tằm, bông, thuốc lá, đậu tương, mía, lạc,…Đây là những loại cây được trồng và thu hoạch trong vòng 1 năm, không thể tái sử dụng trong năm tiếp theo. Nếu muốn sử dụng tiếp thì phải trồng mới.
  • Đất có ký hiệu ĐM chỉ được sử dụng với một mục đích duy nhất là trồng cây công nghiệp hàng năm hay chính là đất chuyên trồng cây màu mà không được phép trồng những loại cây khác.
  • Hiện nay, đất trồng cây hàng năm khác được ký hiệu là BHK (đất bằng trồng cây hàng năm khác) và NHK (đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác) (quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT).

Kết luận: Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là ký hiệu đất trồng cây hàng năm. Là ký hiệu của loại đất chuyên mầu và cây công nghiệp hàng năm (là loại đất thuộc loại đất trồng cây hàng năm khác) được ban hành tại Quyết định 499QĐ/ĐC của Tổng cục Địa chính (văn bản này hiện đã hết hiệu lực thi hành). ĐM là ký hiệu của loại đất được sử dụng với mục đích trồng cây hàng năm (cây công nghiệp hàng năm/cây màu).

Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?
Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì?

Có căn cứ nào để xác định loại đất?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, căn cứ để xác định loại đất như sau:

– Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mục đích sử dụng đất được ghi trên các giấy chứng nhận này chính là loại đất được Nhà nước công nhận;

– Theo giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013 nếu người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật. Ví dụ các giấy tờ này có thể là giấy tờ thanh lý hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở…;

– Loại đất được xác định theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận theo quy định;

– Nếu việc sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại 3 trường hợp nêu trên thì loại đất được xác định như sau:

  • Xác định theo hiện trạng đang sử dụng nếu người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép;
  • Căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất nếu người sử dụng đất đang sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép;

– Việc xác định loại đất được dựa trên quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư nếu người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Nếu thửa đất được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định sau:

  • Xác định loại đất cho từng thửa đất nếu thửa đất có thể xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích và có thể tách riêng các thửa đất;
  • Nếu thửa đất ban đầu không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

Riêng trường hợp đặc biệt áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích hỗn hợp mà có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng/cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

Như vậy, đây là 6 cách để xác định loại đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào các cách thức xác định từng loại đất nêu trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình để có đáp án phù hợp.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Ký hiệu đm trên bản đồ địa chính là gì? Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ chia nhà ở khi ly hôn. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đất ONT là gì?

Đất ONT được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý. Tại khoản 1, Điều 143 của Luật Đất đai 2013, đất ONT bao gồm:
– Đất ở tại nông thôn do cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng.
– Đất được sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc công trình phục vụ đời sống.
– Đất thuộc khu dân cư ở nông thôn dùng để xây ao, vườn, chuồng trại.
– Những thửa đất này thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với kế hoạch sử dụng của Nhà nước. Đồng thời, đất ONT hợp pháp là đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chứng minh.

Căn cứ nào để chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư?

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần phải xin phép UBND cấp huyện nơi có đất. Trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ có đóng dấu của UBND cấp huyện. Đồng nghĩa với việc khi muốn chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm sang thổ cư cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Nội dung trích lục bản đồ địa chính gồm những thông tin gì?

Theo Phụ lục số 13 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT (Mẫu trích lục hồ sơ địa chính) thì nội dung trích lục bản đồ địa chính sẽ gồm các thông tin như:
– Số thứ tự thửa đất; Tờ bản đồ số;…
– Diện tích thửa đất;
– Mục đích sử dụng đất;
– Tên người sử dụng đất;
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
– Bản vẽ thửa đất: sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.