Kinh doanh spa, mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh hay không?

21/06/2021
Kinh doanh spa, mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh hay không?
1281
Views

Xin chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi: Kinh doanh spa mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh hay không? Hiện tại em mới mở một số dịch vụ liên quan đến chăm sóc da: tư vấn kỹ thuật, massage, trị mụn và  mỹ phẩm. Em thực hiện các dịch vụ này tại nhà, quy mô nhỏ, không có nhân viên khác và cũng không đặt biển báo quảng cáo nào bên ngoài do khách hàng toàn bộ là bạn bè và những người quen biết trên cộng đồng mạng, facebook. Trong trường hợp này em có phải thực hiện đăng ký kinh doanh hay không? Nếu có thì em cần thực hiện những thủ tục gì?  Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Em xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Quy định của pháp luật về hoạt đông thương mại độc lập

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì:

Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

  1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Kinh doanh spa mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh hay không?

Theo như phân tích bên trên, việc kinh doanh của bạn không thuộc các trường hợp trên nên bạn buộc phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định tại khoản 1, điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình; và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề; thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Khi có hồ sơ đầy đủ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp GCNĐKKD cho bạn theo quy định tại khoản 2, điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

“2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi; bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh”.

Đối với trường hợp của bạn là thành lập 1 spa làm đẹp thì sẽ không thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện; không cần phải có vốn pháp định hay chứng chỉ của người chủ sở hữu vì vậy khi có đầy đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp GPKD trong thời gian luật định cho người đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.

Những vấn đề cần lưu ý

Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn cần lưu ý về quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể quy định tại điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

– Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam; hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.

– Sử dụng không quá mười lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

– Không có con dấu.

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Điều kiện về chủ thể khi thành lập hộ kinh doanh cá thế

Điều kiện về chủ thể khi thành lập hộ kinh doanh cá thế quy định tại điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

– Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  • Dự thảo Điều lệ Công ty;
  • Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước;

Các loại giấy tờ khác:

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).

Trường hợp của bạn, thành lập hộ kinh doanh cá thể là thích hợp nhất.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Kinh doanh spa mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh hay không?” Nếu có thắc mắc thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm gồm những gì?

– 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư và kèm theo đĩa mềm các dữ liệu công bố.
– Ngôn ngữ trình bày trong bản công bố phải bằng tiếng Việt và/hoặc Tiếng Anh.
– Mỗi sản phẩm mỹ phẩm nộp 03 bản công bố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận