Xin chào Luật sư 247. Tôi và chồng tôi đã kết hôn 3 năm. Tình cảm gia đình gặp nhiều sóng gió, gần đây anh ta thường không về nhà, không quan tâm đến con cái. Tiền chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hay tiền bỉm sữa của con đều là tiền của tôi. Tôi muốn hỏi rằng trong trường hợp này không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Nuôi dưỡng được hiểu là như thế nào?
Nuôi dưỡng là việc một người chăm sóc và cung cấp những thứ cần thiết cho người khác (người được nuôi dưỡng) nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người đó.
Luật hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em với nhau có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau khi một bên chưa thành niên, ốm đau, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Một số quyền hạn và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ.
Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con của cha mẹ là gì?
Theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
– Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”
Theo đó, nếu cha mẹ của bé không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu. Còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đã ly hôn vợ, chồng có phải trả nợ thay không?
- Cha mẹ ly hôn thì con có được do ông bà nuôi dưỡng không?
- Mẫu đơn xin trợ cấp người nuôi dưỡng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con bị xử phạt hành chính bao nhiêu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục báo cáo tài chính cuối năm, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến xác định mức cấp dưỡng nuôi con đó là thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; thông thường các phán quyết về mức cấp dưỡng ở Tòa án các tỉnh; thành phố cao hơn các tòa ở địa phương kém phát triển. Bởi người cấp dưỡng ở các địa phương kia có thu nhập tốt hơn.
Yếu tố thứ hai đó là điều kiện sống của con. Trước khi ly hôn người con có cuộc sống như thế nào; sau khi ly hôn và thay đổi người trực tiếp nuôi thì cuộc sống của đứa trẻ có thể sẽ thấp hơn nhưng cũng không thể thay đổi 180 độ.
Yếu tố cuối cùng đó là độ tuổi của người con được cấp dưỡng. Đối với mỗi 1 độ tuổi khác nhau sẽ cần 1 khoản tiền chi cho những việc khác nhau;…
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con của cha mẹ như sau
Theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Khi thuộc trong số những trường hợp sau; thì người cấp dưỡng không có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Trường hợp khác theo quy định của luật.