Không phân loại rác, vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt nặng

24/08/2022
246
Views

Xin chào luật sư. Theo tôi được biết kể từ năm 2022, người dân phải thực hiện việc phân loại rác, chất thải trước khi vứt nếu không sẽ bị phạt. Vậy cho hỏi nếu không phân loại rác, hoặc vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt như thế nào? Chất thải rắn sinh hoạt có cần phân loại không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Luật bảo vệ môi trường 2020 với nhiều quy định mới nhằm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường trong đó ưu tiên quy định về việc phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải. Theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm trong việc phân loại xử lý rác, chất thải, nước thải theo quy định. Với hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy nếu không phân loại, xử lý rác, chất thải, nước thải sẽ bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường công cộng ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Không phân loại rác, vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt nặng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng

Theo Điều 59 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường nơi công cộng như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;

b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;

d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường công cộng, phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.

Trong đó điểm đáng chú ý là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 25 Nghị định. Đây là những hành vi rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể:

Hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 59 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:

“2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;”

Căn cứ quy định này thì các đối tượng kể trên phải ban hành niêm yết công khai quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. Với hành vi không niêm yết quy định này sẽ bị xử phạt theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.”

Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường

Không phân loại rác, vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt nặng
Không phân loại rác, vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt nặng

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý rác thải theo quy định. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển…

Để rơi vãi vật liệu ra đường bị phạt từ 2-4 triệu đồng

Với hành vi rơi vãi vật liệu ra đường, mức xử phạt sẽ là:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây: Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung; không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định…

Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường bị phạt đến 250 triệu

Theo Nghị định, phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt;

c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung;

d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.

Chủ thể vi phạm sẽ bị buộc phải khắc phục hậu quả đối với môi trường

Theo Nghị định, khi chủ thể có các hành vi vi phạm ở trên, ngoài việc bị phạt tiền, họ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó tại Khoản 6 Điều 25 Nghị định quy định như sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.

Không phân loại chất thải rắn bị phạt tới 1 triệu đồng

Theo Điều 75 Luật bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy vào các bao bì để chuyển giao.

Do đó theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định, với hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, , hộ gia đình, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng. 

– Với hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Không phân loại rác, vứt rác, đổ nước thải không đúng quy định sẽ bị phạt nặng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường là gì?

Theo Khoản 1 Điều 60 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Luật bảo vệ môi trường 2020:
 Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
c) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Công nhân thu gom vận chuyển chất thải rắn không được đào tạo nghiệp vụ thì doanh nghiệp có bị phạt?

Theo Khoản 5 Điều 26 Nghị định 45/2022 quy định:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
Do đó nếu doanh nghiệp sử dụng công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh haotj mà không đào tạo nghiệp vụ sẽ bị phạt tới 10 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.