Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?

17/08/2023
Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?
331
Views

Theo quy định hiện hành, mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Do đó, khi nghỉ việc tại công ty cũ thì người lao động nên chốt sổ bảo hiểm xã hội để thuận tiện cho quá trình làm việc tại công ty mới, cụ thể là quá trình tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lao động lại quên chốt bảo hiểm xã hội trước khi sang làm công ty mới. Chính vì vậy, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người lao động quên số bảo hiểm xã hội. Vậy không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Số sổ bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?

Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những nghĩ vụ bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động sẽ được cấp số bảo hiểm xã hội. Mỗi người sẽ có một sổ và số bảo hiểm xã hội khác nhau. Việc bảo quản và giữ gìn sổ bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động đảm nhiệm.

Mỗi người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp 01 sổ bảo hiểm theo quy định. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 96, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”

Số sổ BHXH cũng chính là mã số BHXH và là số định danh cho từng cá nhân khi tham gia BHXH, dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Cơ quan Bảo hiểm xã hội sử dụng số sổ BHXH để quản lý thông tin của người tham gia BHXH. 

Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tìm ở đâu?

Theo quy định hiện hành thì mỗi người lao động chỉ có một số bảo hiểm xã hội duy nhất. Do đó, người lao động phải giữ gìn và ghi chú số bảo hiểm xã hội của mình ở điện thoại hoặc sổ tay để cung cấp cho cơ quan bảo hiểm khi cần. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lao động lại không quan tâm đến việc này cho đến khi cần thì họ không nhớ số bảo hiểm xã hội.

Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm đều có số sổ bảo hiểm xã hội riêng. Số này sẽ được in trực tiếp trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người tham gia.

Do đó, nếu không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tìm thủ công bằng cách tìm mở sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế của mình.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể tìm số bảo hiểm xã hội thông qua các nền tảng online như ứng dụng VssID hoặc Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?
Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?

Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn đọc các cách tra cứu khi không nhớ số bảo hiểm xã hội. Người lao động không cần phải đi đâu xa mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và mạng internet ổn định là có thể thực hiện được thao tác tra cứu. Hiện nay, có hai cách tra cứu số bảo hiểm xã hội như sau:

  • Tra cứu thông qua cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.
  • Tra cứu qua ứng dụng VssID.

Tra cứu nhanh số sổ bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử Việt Nam

Người lao động khi không nhớ số bảo hiểm xã hội thì có thể tra cứu nhanh số sổ bảo hiểm xã hội trên cổng thông tin điện tử Việt Nam. Cách tra cứu trên cổng thông tin điện tử Việt Nam khá đơn giản khi thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây.

Để tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội trên website của BHXH Việt Nam bạn thực hiện lần lượt thực hiện các bước sau.

Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử Việt Nam

Truy cập cổng thông tin điện tử Việt Nam qua đường link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/ 

Tại trang chủ, nhấn chọn mục tra cứu trực tuyến.

Bước 2: Nhập thông tin tra cứu

Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến” chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”

Tiếp theo nhập các thông tin cần thiết để tra cứu mã số BHXH. Lưu ý khi nhập: 

  • Nhập tỉnh/thành phố của người cần tra cứu mã số BHXH;
  • Nhập ít nhất 1 trong các thông tin (Số CMND, Ngày sinh, Mã số BHXH) để tra cứu thông tin;
  • Có thể chọn nhập phần họ và tên của người cần tra cứu mã số BHXH có dấu hoặc không có dấu.

Các thông tin có chứa dấu (*) là các thông tin bắt buộc phải nhập.

Cuối cùng tích vào ô “Tôi không phải người máy và nhấn chọn “Tra cứu” để thực hiện lệnh tra cứu.

Kết quả số sổ bảo hiểm xã hội cũng chính là dãy “Mã số BHXH” được hiển thị trong bảng kết quả trả về.

Như vậy thông qua cách lấy mã bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam người tham gia BHXH có thể tra cứu số sổ bảo hiểm của mình dễ dàng và chính xác nhất.

Tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội qua ứng dụng VssID

Người lao động khi không nhớ số bảo hiểm xã hội thì có thể tra cứu nhanh số sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID. Cách tra cứu trên VssID khá đơn giản khi thực hiện lần lượt theo hướng dẫn cụ thể dưới đây.

Đối với người tham gia BHXH đã có tài khoản BHXH dùng để đăng nhập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc ứng dụng VssID-BHXH số thì dãy số tài khoản đăng nhập VssID chính là “mã số BHXH” và cũng là số sổ bảo hiểm xã hội.

Đối với thiết bị điện thoại của cá nhân sau khi đăng nhập tài khoản thành công ứng dụng sẽ tự động lưu lại dãy số tài khoản đăng nhập cho những lần dùng sau đó. Người dùng để sử dụng ứng dụng chỉ cần điền mật khẩu hoặc chọn đăng nhập sử dụng dấu vân tay là được.

Như vậy, có thể thấy mã số BHXH cũng chính là số sổ bảo hiểm xã hội của cá nhân đó. Vậy nên trong trường hợp người dân làm thủ tục giấy tờ cần điền số sổ BHXH mà không nhớ thì có thể thực hiện tra cứu mã số BHXH.

Tra cứu khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội cần thông tin gì?

Tra cứu số bảo hiểm xã hội theo các cách trên thì người lao động phải cung cấp một số thông tin cơ bản. Những thông tin cơ bản này được thể hiện cụ thể trên cổng thông tin điện tử Việt Nam và ứng dụng VssID. Người lao động cần phải nhập chính xác những thông tin này để ứng dụng tiến hành các bước tra cứu tiếp theo.

Khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội mà muốn tra cứu online thì người lao động phải cung cấp chính xác các thông tin bao gồm:

  • Họ và tên (có dấu hoặc không dấu nhưng nên nhập có dấu để hệ thống trả kết quả chính xác hơn).
  • Ngày sinh hoặc năm sinh (khuyến nghị nên nhập ngày sinh để hệ thống lọc chính xác kết quả cần tìm).
  • Thông tin về hộ khẩu thường trú bắt buộc phải nhập Tỉnh/Thành phố, có thể nhập thêm thông tin chi tiết hơn về Quận/Huyện, Phường/Xã, Thôn/Xóm.

Bạn nhập thông tin càng chi tiết thì hệ thống trả kết quả càng chính xác, tránh các trường hợp cá nhân trùng thông tin của nhau.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra cứu như thế nào? hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ giá rẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?

Số sổ bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục sau:
– Đăng ký, thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì cung cấp số sổ BHXH cho người sử dụng lao động để phía doanh nghiệp lược bớt bước lập Mẫu TK1-TS.
– Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì cung cấp số sổ BHXH cho người sử dụng lao động để phía doanh nghiệp làm thủ tục báo tăng, giảm, điều chỉnh thông tin đóng mà không cần lập Mẫu TK1-TS.
– Truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động bị truy đóng bảo hiểm do vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm hoặc đề nghị truy đóng khi được tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN các tháng trước.
Lúc này, người lao động phải cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
– Đăng ký đóng BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT.
Người tham gia cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội để đăng ký và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.
– Đăng ký tài khoản VssID để xác lập tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH online.
Người lao động muốn đăng ký tài khoản VssID phải cung cấp thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội cùng nhiều thông tin liên quan khác.
– Tra cứu Bảo hiểm xã hội online tại Web của BHXH Việt Nam.
Để tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, người lao động phải đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH để nhận mã OTP tra cứu. Một trong những thông tin mà bạn buộc phải nhập để tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH chính là số sổ bảo hiểm xã hội.

Một người có nhiều số sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết thế nào?


Theo quy định, mỗi người lao động chỉ có một số sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do chuyển nhiều nơi làm việc và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân lẫn Căn cước công dân nên đã xảy ra trạng một người lao động được cấp một hoặc nhiều sổ bảo hiểm xã hội. Tương ứng với đó, người này sẽ có nhiều số sổ bảo hiểm xã hội khác nhau.
Việc sở hữu nhiều số sổ bảo hiểm xã hội không phải lợi thế mà nó còn đem đến nhiều rắc rối cho người lao động. Khi đến làm thủ tục hưởng chế độ, nếu cơ quan BHXH phát hiện ra người lao động đang có nhiều sổ bảo hiểm họ sẽ từ chối giải quyết hồ sơ và yêu cầu người lao động làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội trước, sau đó mới giải quyết chế độ mà người lao động yêu cầu.

Bị trùng số sổ bảo hiểm xã hội với người khác thì phải làm sao?

Về nguyên tắc, mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội chỉ được cấp một số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất cũng là số định danh của người đó trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Con số này sẽ đi theo người lao động bắt đầu từ khi đăng ký tham gia cho đến khi hưởng các chế độ bảo hiểm cuối cùng.
Với mục đích bảo đảm cấp số cho đúng người tham gia BHXH cũng như chi trả các chế độ BHXH cho đúng người đã tham gia BHXH theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, số sổ bảo hiểm xã hội sẽ được mã hóa các thông tin cá nhân của người lao động bao gồm: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu,…
Tuy nhiên thực tế, do lỗi hệ thống vẫn xảy ra một vài trường hợp bị trùng số sổ bảo hiểm xã hội giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Để xử lý tình huống này, người lao động cần mang theo các giấy tờ cá nhân là Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu cùng sổ bảo hiểm xã hội đã cấp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú hoặc nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu điều chỉnh thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội.
Việc làm này sẽ giúp đảm bảo toàn bộ quá trình đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không bị ảnh hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.