Không gộp sổ bảo hiểm có được không?

09/08/2023
Không gộp sổ bảo hiểm có được không?
199
Views

Theo quy định pháp luật, mỗi người lao động chỉ có một số và sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi như chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, nghề nghiệp,… Sổ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành sẽ do người sử dụng lao động quản lý, giữ gìn. Khi nghỉ làm ở một công ty, người lao động nên chốt bảo hiểm xã hội tại nơi đó để thuận tiện cho quá trình làm việc tại công ty mới. Vậy không gộp sổ bảo hiểm có được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 595/QĐ-BHXH;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Sổ Bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ theo dõi thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất cho nên việc quản lý, giữ gìn sổ bảo hiểm xã hội là một trong những công việc quan trọng. Nhưng hiện này có nhiều người không rõ sổ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật như thế nào. Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ:

“Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”

Theo đó, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?

Theo quy định pháp luật, mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội khi tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH. Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ BHXH đó là:

3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Không gộp sổ bảo hiểm có được không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có rất nhiều chế độ mà người tham gia bảo hiểm muốn được hưởng phải cần đến sổ BHXH như hưu trí, thai sản, thất nghiệp… Bên cạnh đó, để được hưởng các chế độ này người lao động phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 166/QĐ-BHXH, nguyên tắc trong giải quyết và chi trả các chế độ BHXH nêu rõ:

Căn cứ để giải quyết hưởng các chế độ BHXH là sổ BHXH thể hiện quá trình đóng đồng bộ với cơ sở dữ liệu trên hệ thống của cơ quan BHXH.

Khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH phải đối chiếu sổ BHXH với cơ sở dữ liệu thu, sổ thẻ.

Nếu trường hợp đã được giải quyết hưởng BHXH mà có sự điều chỉnh, hủy, chấm dứt hưởng liên quan đến cơ sở dữ liệu thì trước hết phải điều chỉnh lại cơ sở dữ liệu trên hệ thống và sổ BHXH. Căn cứ cơ sở dữ liệu và sổ BHXH đã được điều chỉnh để thực hiện việc điều chỉnh, hủy, chấm dứt hưởng BHXH theo quy định.

Do đó, có thể khẳng định, sổ BHXH là căn cứ quan trọng không thể thiếu trong việc giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Trong trường hợp có nhiều sổ mà không gộp sổ thì khi có nhu cầu hưởng bất cứ một chế độ bảo hiểm nào thì cơ quan BHXH cũng sẽ yêu cầu làm thủ tục gộp sổ rồi mới cho làm hồ sơ hưởng chế độ.

Và tất nhiên, người lao động sẽ mất thêm thời gian làm thủ tục gộp sổ, quyền lợi sẽ không được giải quyết ngay, đặc biệt trong trường hợp cấp thiết.

Không gộp sổ bảo hiểm có được không?
Không gộp sổ bảo hiểm có được không?

Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm nhanh gọn

Hiện nay có nhiều trường hợp một người lao động mà có 02 sổ bảo hiểm xã hội. Việc một người lao động có nhiều hơn 1 sổ bảo hiểm xã hội sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho nên pháp luật Việt Nam quy định việc thu hồi sổ bảo hiểm xã hội. Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu:

Một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Như vậy, về nguyên tắc, mỗi người tham gia BHXH chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH ghi nhận toàn bộ quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của mình. Nếu có nhiều sổ thì nên sớm gộp sổ để không ảnh hưởng tới quyền lợi như đã phân tích ở trên. Cũng theo Quyết định 595, thủ tục gộp sổ BHXH được thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gộp sổ BHXH bao gồm:

  • Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);
  • Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
  • Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc 45 ngày nếu phải xác minh quá trình đóng ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì người lao động được cấp sổ mới.

Chắc hẳn không ai muốn quyền lợi của mình bị ảnh hưởng với bất cứ lý do nào. Vì vậy, người lao động nên có sự chuẩn bị trước phòng trường hợp cần sự hỗ trợ của BHXH càng sớm càng tốt.

Người lao động có thể tự đi gộp sổ BHXH không?

Gộp sổ bảo hiểm xã hội là một trong những thủ tục cần thiết để thuận tiện cho việc theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Cho nên pháp luật có quy định những trường hợp nào phải gộp sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động muốn tự mình làm hồ sơ thủ tục gộp sổ mà không cần đến người sử dụng lao động.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Như vậy, về nguyên tắc và theo quy định của Chính phủ thì mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH. NLĐ có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH. Sổ này cũng là căn cứ duy nhất để xét duyệt chế độ BHXH cho người lao động.

Đồng thời, quy định không yêu cầu phải việc gộp sổ BHXH phải thực hiện qua đơn vị cũ. Do vậy, nếu bạn đang có 2 sổ BHXH và đã nghỉ việc thì người lao động có thể tự đi gộp sổ BHXH mà không cần phải thông qua công ty cũ.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Không gộp sổ bảo hiểm có được không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Sổ BHXH do ai giữ và bảo quản?

Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:
Điều 18. Quyền của người lao động
2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.
Điều này vừa giúp người lao động tránh được việc làm mất, hỏng sổ; đồng thời giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động. 

Cách đăng ký để được cấp sổ BHXH như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ BHXH được cấp cho người tham gia. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu được quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
* Về hồ sơ đăng ký:
– Đối với người lao động: Nộp cho người sử dụng lao động 01 bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);
+ Trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
– Đối với người sử dụng lao động: Tập hợp hồ sơ từ người lao động cùng các giấy tờ:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
* Về trình tự thực hiện:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH theo một trong các hình thức: Giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Lưu ý: Chi nhánh của doanh nghiệp thì đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
– Sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp nhận sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Sổ BHXH được cấp lại khi nào?

Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 đã quy định cụ thể các trường hợp cấp lại sổ BHXH, bao gồm:
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.
Theo đó, người lao động khi bị mất, hỏng sổ BHXH, hay thay đổi các thông tin về số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng; giới tính, quốc tịch thì sẽ được cấp lại sổ BHXH.
Còn với những thay đổi khác, người lao động chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin sổ BHXH tại cơ quan BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.