Xin chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật như sau, mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi có thắc mắc rằng hộ chiếu của tôi khi đi Lào, lúc về do mất điện nên không thể đóng dấu xuất cảnh ở Lào và đóng dấu nhập cảnh ở Việt Nam được từ đó đến nay đã 1 năm. Giờ tôi muốn nhập cảnh vào nước khác thì trường hợp này sẽ xử lý ra sao? Theo quy định khi không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu bị xử lý thế nào? Mong được hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về nguyên tắc xuất nhập cảnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về nguyên tắc xuất nhập cảnh được quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”
Pháp luật xuất nhập cảnh quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam như sau:
– Công dân Việt Nam có các quyền sau đây:
+ Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
+ Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;
+ Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
+ Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
+ Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
+ Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
– Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
Không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu bị xử lý thế nào?
Theo như bạn trình bày, bạn sang Lào có sử dụng hộ chiếu tuy nhiên lúc về do mất điện nên không đóng dấu xuất cảnh ở Lào và nhập cảnh vào Việt Nam. Như vậy, đây là hành vi vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh do đó bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 17. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
…
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
b) Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
c) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Sử dụng hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
… “
Do đó, bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mặt khác, Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định trường hợp cấm xuất cảnh như sau:
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy theo quy định trong trường hợp của bạn, hộ chiếu của bạn đi Lào 1 năm trước, sau khi trở lại, do mất điện nên không đóng xuất cảnh ở Lào và nhập cảnh ở việt Nam. Nếu việc bạn không làm thủ tục xuất cảnh vào thời điểm đó là do lỗi của phía cơ quan xuất nhập cảnh thì bạn sẽ không bị xử phạt hành chính tuy nhiên bạn phải chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền về hành vi này. Nếu không có căn cứ chứng minh bạn sẽ bị xử phạt hành chính và sẽ không được xuất cảnh.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định pháp luật về mặt trước và mặt sau hộ chiếu năm 2022
- Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài theo quy định
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm hộ chiếu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 không đóng dấu xuất nhập cảnh hộ chiếu bị xử lý thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về quy trình xử lý ly hôn đơn phương. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tại Việt Nam, công dân có thể đến nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với trường hợp công dân chưa có căn cước công dân sẽ đến nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi tạm trú hoặc thường trú.
Hiện tại theo quy định của Chính phủ hiện hành, mọi vấn đề liên quan đến hộ chiếu đều liên hệ Cục quản lý xuất nhập cảnh. Do đó, việc khai làm hộ chiếu lần đầu, khai hộ chiếu cấp lần hai, khai báo mất hộ chiếu, hộ chiếu bị hư hỏng,… đều được tiến hành tại đây.
Để tiến hành cấp mới hộ chiếu ở nước ngoài, công dân cần phải thỏa điều kiện sau:
Người đề nghị cấp mới hộ chiếu là người vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nếu trong trường hợp là Việt Kiều đã xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam thì không thể xin cấp hộ chiếu.
Hộ chiếu cũ đã hết hạn và không còn giá trị sử dụng khi ở nước ngoài.