Trong những trường hợp hi hữu cha mẹ chưa kịp đi đăng ký kết hôn đã có con nhưng sau khi sinh xong thì họ có mối quan tâm đó là khi không có giấy kết hôn thì con có được theo họ cha không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Không có giấy kết hôn con mang họ cha được không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Chưa đăng ký kết hôn, con theo họ cha được không?
Theo Điều 26 Luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 26. Quyền có họ, tên
- Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định
theo họ, tên khai sinh của người đó. - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ;
nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ
của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì
họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ;
người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. - Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt
tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. - Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
- Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác.“
Như vậy, có thể thấy thì khi đặt họ cho con thì sẽ đặt theo họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Khi cha mẹ thỏa thuận đặt họ cho con thì con sẽ lấy họ theo thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp hai bên cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì sẽ đặt theo tập quán ở địa phương là lấy theo họ cha hay họ mẹ.
Trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì con có được theo họ cha?
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, khi làm khai sinh cho con cần xuất trình các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu;
– Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con bạn không thể khai sinh lấy họ của cha do chưa có Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ. Trường hợp này bạn cần làm thủ tục cha nhận con sau đó tiến hành khai sinh cho con. Lúc này bạn hoàn toàn có thể để con mang họ cha ngay cả khi chưa đăng ký kết hôn.
Thủ tục đăng ký khai sinh
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
– Sổ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (có thể tìm trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục) (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Bước 2: Nộp các giấy tờ trên tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân Việt Nam cư trú trong nước).
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
– Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Nếu cha, mẹ không có hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Thủ tục nhận cha, con
Khoản 2, điều 19, Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 19. Đăng ký nhận, cha, mẹ, con: …
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Cụ thể để đăng ký nhận cha, con thì phải có các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu
– Chứng minh thư và sổ hộ khẩu người đăng ký nhận cha, con.
– Chứng chứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con: .
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
– Thời hạn 03 ngày làm việc , trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không có giấy kết hôn con mang họ cha được không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha, mẹ có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con. Cụ thể, điều 14 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh của bố, mẹ, ông, bà và những người thân thích khác như sau:
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Hiện nay pháp luật không yêu cầu bắt buộc trong giấy khai sinh của con phải có đầy đủ thông tin của bố và mẹ của người được khai sinh, trong một số trường hợp đặc biệt chỉ cần ghi tên bố đẻ hoặc mẹ đẻ hay tên của bố, mẹ nuôi. Như vậy, nếu tại hiện tại bạn đang mang thai và muốn làm mẹ đơn thân thì sau khi sinh con bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con như bình thường.
Việc đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại điều 16 Luật hộ tịch 2014, cụ thể bạn phải cung cấp giấy chứng sinh kèm tờ khai xin đăng ký khai sinh tại cơ quan tư pháp xã, phường nơi bạn cư trú để được giải quyết.
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Cha hoặc mẹ của con;
Trường hợp cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.“