Ở Việt Nam, việc thống kê dân số đã trở thành nhiệm vụ thường niên, đây là nguồn số liệu thu thập theo báo cáo định kỳ của các đơn vị hành chính để đảm bảo tính chính xác và kịp thời phục vụ đắc lực cho các công việc khác của toàn xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì việc không có dữ liệu dân cư trong một số trường hợp là điều trở ngại đối với các trường hợp đó. Vậy Không có dữ liệu dân cư phải làm sao? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
Về căn cứ pháp lý, Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối với những yếu tố cấu thành nên hệ thống này thì tại Điều 9 quy định “Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” như sau:
Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.
Như vậy, việc làm căn cước công dân có gắn chip đang triển khai hiện nay là một phần của việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi hoàn thành, đây sẽ là nền tảng trụ cột trong xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử.
Từ năm 2015, Chính phủ đã ban hành 6 danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Theo đó, 6 CSDL quốc gia cần được ưu tiên triển khai gồm có: CSDL quốc gia về Dân cư (do Bộ Công an chủ trì); CSDL Đất đai quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường); CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia Thống kê tổng hợp về Dân số (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); CSDL quốc gia về Tài chính (Bộ Tài chính); CSDL quốc gia về Bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).
Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Căn cứ Điều 9 Luật căn cước công dân 2014, sửa đổi, bổ sung 2020, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
- Họ, tên đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?
Việc đăng ký thường trú đối với người công tác, làm việc trong Công an nhân dân đã được quy định, hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Theo đó, đối với trường hợp cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới ngoài đơn vị đóng quân và đủ điều kiện đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú kèm giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên và đóng dấu).
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 5 Chương II Thông tư số 57/2021 quy định về quy trình đăng ký thường trú đã quy định: “Cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin không có hoặc có nhưng không trùng khớp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc thu nhập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định”. Do trường hợp công dân chưa có thông tin trên hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư, đề nghị công dân liên hệ với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú để được hướng dẫn việc thu nhập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký thường trú theo quy định.
Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định ra sao
Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định rất cụ thể tại Điều 10, Luật Căn cước công dân và Điều 8, Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các hình thức khai thác, bao gồm: Kết nối mạng viễn thông, mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; qua cổng thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định; văn bản yêu cầu.
– Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hình thức khai thác thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông.
– Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2, Điều 10 Luật Căn cước công dân có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật. Hình thức khai thác phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
Việc thu thập, cập nhật, chia sẻ và khai thác thông tin dân cư phải đảm bảo “bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân” theo quy định tại Điều 5, Luật Căn cước công dân và Điều 11, Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và góp phần xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Việc khai thác thông tin dân cư chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động của các Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Các tổchức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2, Điều 10 Luật Căn cước công dân có nhu cầu khai thác thông tin trongCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật và phải nộp phí. Việc khai thác và thu phí khai thác thông tin dân cư phải theo quy định của Luật Căn cước công dân và Luật phí và lệ phí. Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong đó, quy định cụ thể về đối tượng, mức thu, hình thức thu, quản lý và sử dụng phí. Dự kiến trong năm 2018, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư này.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý các vấn đề thủ tục cấp sổ đỏ hay tìm hiểu về tư vấn pháp lý về vấn đề khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 137/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chỉnh sửa thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
– Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư được thực hiện thông qua đăng ký thường trú, tạm trú, cấp thẻ Căn cước công dân và trực tiếp từ công dân.
– Việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) phê duyệt.
1. Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu.
2. Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo tìm hiểu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có vị trí, vai trò đối với công tác quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân như sau:
– Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền các cấp nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về dân cư (số liệu, cơ cấu, phân bổ và biến động dân cư…);
– Là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
– Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.