Một trong những giấy tờ bắt buộc người lái xe phải đem theo khi tham gia giao thông là bảo hiểm bắt buộc. Nếu không đem đầy đủ, lái xe sẽ bị xử phạt. Vậy lỗi không có bảo hiểm xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Bảo hiểm xe ô tô là gì?
Bảo hiểm xe ô tô là một loại bảo hiểm do chính chủ xe ô tô và nhà cung cấp bảo hiểm giao kết với nhau, nhằm giải quyết về mặt chi phí thiệt hại trong các trường hợp rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Loại bảo hiểm này thường tích hợp nhiều kiểu hình bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm về con người, bảo hiểm về tải sản, bảo hiểm về hàng hóa vận chuyển có liên quan đến xe ô tô đó,…
Khi chủ xe ô tô mua bảo hiểm, trong thời hạn được ghi nhận trong bảo hiểm, bên bán bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường tất cả những rủi ro phát sinh tương ứng với quy định hoặc cam kết giữa hai bên. Có thể nói, bảo hiểm xe ô tô là sản phẩm bảo hiểm nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ xe trong trường hợp không may xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Các loại bảo hiểm xe ô tô
Hiện nay, ở trên thị trường đang tồn tại rất nhiều loại bảo hiểm xe ô tô với những tên gọi khác nhau. Việc các nhà sản xuất quảng bá và đưa ra thị trường những loại bảo hiểm như vậy khiến cho người tham gia giao thôngtrở nên rất hoang mang và bối rối khi đi mua bảo hiểm cho xe của họ. Tuy nhiên, ta có thể tổng kết bảo hiểm xe ô tô bao gồm những loại sau đây:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô;
- Bảo hiểm vật chất xe ô tô;
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển;
- Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe và lái phụ xe.
Trong tất cả các loại bảo hiểm xe ô tô trên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô là được gọi là bảo hiểm bắt buộc xe ô tô và được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, còn lại tất cả những bảo hiểm khác đều là bảo hiểm xe ô tô tự nguyên.
Bảo hiểm xe ô tô có bắt buộc không?
Quy định về bảo hiểm xe máy tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2016/TT-BTC trình bày cụ thể về vấn đề tham gia bảo hiểm như sau:
Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới.
Ô tô là một loại xe cơ giới, cho nên theo quy định trên của pháp luật, chủ xe ô tô bắt buộc phải tham gia (mua) bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự và chỉ được tham gia 1 bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới. Ngoài ra, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện bao gồm các loại bảo hiểm khác ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô như đã liệt kê ở phần trên.
Đây là quy định của pháp luật về hành vi phải thực hiện, cho nên khi không thực hiện đúng theo quy định này thì chủ xe sẽ bị xử phạt lỗi tương ứng với hành vi của mình đó là về lỗi không bảo hiểm xe ô tô.
Không có bảo hiểm xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật đã quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô là một loại bảo hiểm bắt buộc, cho nên việc không chấp hành quy định sẽ dẫn đến vi phạm của chủ xe và chủ xe sẽ bị xử lý hành chính trong trường hợp này. Theo đó, điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Như vậy, lực lương chức năng sẽ xử phạt lỗi không có bảo hiểm xe ô tô với hình thức là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đây là lỗi vi phạm hành chính không có hình thức xử phạt bổ sung nên người điều khiển sẽ chỉ bị phạt tiền với mức phạt như trên.
Cần lưu ý thêm rằng trường hợp bảo hiểm xe ô tô hết hạn cũng sẽ được xem xét như lỗi thiếu bảo hiểm xe ô tô như trên và bị áp dụng cùng với mức phạt này.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng kiểm xe ô tô
Để làm thủ tục đăng kiểm xe, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để làm thủ tục. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm:
- Bản chính (để xuất trình) giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;
- Bản chính (để xuất trình) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, chủ phương tiện chỉ cần nộp một trong các loại giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia.
Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục đăng kiểm, chủ phương tiện cần phải cung cấp thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xe ô tô hết hạn đăng kiểm bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Lỗi không mang giấy phép lái xe, giấy đăng ký, giấy kiểm định xe đối với xe ô tô
- Lỗi tẩy xóa, sửa chữa Giấy đăng ký xe, tem kiểm định, hồ sơ xe ô tô
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ. Ngoài ra luật sự 247 còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, Mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…. hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì:
“Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online