Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

03/01/2023
Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông
210
Views

Xin chào Luật sư, tôi là tài xế lái taxi. Do nhận lái xe cho một hộ gia đình, lái xe đường dài nên khi đang lái xe do không chú ý quan sát mà đã gây tai nạn giao thông. Tôi đã kịp thời đưa nạn nhân vào bệnh viện và xử lý vết thương kịp thời. Nhưng vẫn đang băn khoăn không biết lỗi do không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý? Mong Luật sư giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho Luật sư 247. Hy vọng bạn sẽ nhận được câu trả lời đầy đủ trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ

Nguyên tắc khi tham gia giao thông

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

  • Người đi bộ phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương tiện giao thông khi qua đường.
  • Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
  • Hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
  • Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe.
  • Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
  • Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
  • Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
  • Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lý các hình huống bất ngờ có thể xảy ra.
  • Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông

Mức phạt với lỗi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông

Mức xử phạt với ô tô

Theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, cụ thể:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[…]

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
    b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
    c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
    d) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;”

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.

Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông
Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông

Mức xử phạt với xe máy

Theo điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với những trường hợp không chú ý quan sát gây tai nạn giao đông đối với xe máy thì sẽ bị xử phạt hành chính với những mức phạt cụ thể như sau:

  • Đối với hành vi xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này, thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .
  • Đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này, thì người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .

– Ngoài việc phạt tiền, điểm c Khoản 17 Điều 6 Nghị định 100/2019 NĐ-CP còn quy định về hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như sau: Nếu cá nhân thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;…

Như vậy, theo quy định của luật, khi cá nhân vi phạm lỗi điều khiển xe máy do không chú ý quan sát mà gây tai nạn thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đó là bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Cùng với đó, cũng giống việc xử phạt với lỗi gây tai nạn do cố ý không quan sát đối với ô tô, với lỗi tương tự với xe máy, người điều khiển phương tiện gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thời gian tước bằng lái xe khi không chú ý quan sát để gây ra tai nạn giao thông là bao lâu?

Theo khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[…]

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    […]
    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
    […]”
    Đồng thời, tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[…]

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    […]
    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
    […]”
    Theo đó, ngoài phạt tiền thì đối với cả ô tô và xe máy không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Bồi thường khi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông

Điều 601 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc…. và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu như có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Việc cơ quan công an hiện tại mới xác định lỗi sai là ở xe máy và xe tải chở đúng trọng tải quy định vẫn chưa phải là căn cứ để có thể xác định gia đình bạn có được bồi thường hay không bởi theo quy định.

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

  1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tra cứu thông tin quy hoạch…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào lái xe gây tai nạn chết người mà không phải ngồi tù?

Với quy định nêu trên, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Lúc này, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông được xác định như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường nhưng hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Người gây ra thiệt hại sẽ không phải bồi thường phần thiệt hại do người bị thiệt hại gây ra.
Các bên có thể thỏa thuận về: Mức, hình thức, phương thức bồi thường, …
Các loại thiệt hại được đền bù nếu gây ra tai nạn chết người:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.