Không biết chữ thi lấy giấy phép lái xe thế nào?
Không biết chữ , thi lấy giấy phép lái xe thế nào? Bị cận có thi bằng lái xe máy được không? Theo thống kê Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi; bổ sung một số điều tại Thông tư 29/2015 và Thông tư 12/2017 về đào tạo kiểm sát, cấp và đổi giấy phép lái xe cho một số đối tượng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Không biết chữ có thi bằng lái xe được không?
Pháp luật hiện nay; không có quy định hạn chế người không biết chữ thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1. Người thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1; chỉ cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 về đào tạo; sát hạch; cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ bao gồm: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam; đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe; trình độ văn hóa theo quy định là được thi lấy giấy phép lái xe máy hạng A1.
Tuy nhiên; để được cấp giấy phép lái xe; người dân phải tham gia đào tạo lái xe và vượt qua kỳ thi sát hạch. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Sát hạch lý thuyết gồm trả lời các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ; kỹ thuật lái xe; ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường.
Như vậy; đối với những người không biết chữ thì rất khó có thể học lý thuyết để vượt qua cuộc thi sát hạch. Do đó, nếu không thể tham gia sát hạch để được cấp giấy phép lái xe; người không biết chữ nên sử dụng xe dưới 50 phân khối; là loại xe người lái không cần có giấy phép lái xe.
Hiện nay; mới có quy định về việc cấp bằng lái xe cho người dân tộc thiểu số không biết đọc tiếng Việt được quy định tại Điều 43; 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu trên. Theo đó; việc đào tạo lái xe và sát hạch lái xe đối với người dân tộc thiểu số được quy định cụ thể như sau:
- Đào tạo lái xe môtô hạng A1; đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp: Sở Giao thông Vận tải xây dựng; trình UBND cấp tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
- Sát hạch để cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông Vận tải; căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành; xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp; trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đồng bào dân tộc thiểu số được phép thi bằng lái xe?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
=> Như quy định thì việc đăng kí tham gia thi bằng lái xe là dành cho toàn công dân Việt Nam, không phân biệt công dân đó là dân tộc gì.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Khoản 25 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định:
– …
– Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
– …
Và căn cứ tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định:
– …
– Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
– …
Vì vậy, trong trường hợp là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không biết viết vẫn được thi bằng lái xe theo quy trình phù hợp do Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ‘Không biết chữ; thi lấy giấy phép lái xe thế nào?” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục giải thể công ty mới thành lập, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhóm ký hiệu địa phương đăng ký xe và số sê ri đăng ký. Giữa ký hiệu địa phương và sê ri đăng ký được phân cách bằng dấu gạch ngang (-).
Nhóm thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên từ 000.01 đến 999.99 và được ngăn cách 3 chữ số đầu và 2 chữ số cuối bởi dấu (.)
Căn cứ vào các điều khoản quy định về mức phạt không có giấy phép lái xe của người điều khiển khi tham gia giao thông tại điềm a Khoản 5; điểm b Khoản 7; điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện cho thể bị tạm giữ phương tiện vi phạm theo Điều 82.
Theo đó, Cán bộ có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện vi phạm tối đa là 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính.