Khởi kiện đòi nợ dân sự được thực hiện như thế nào?

09/11/2021
Khởi kiện đòi nợ dân sự được thực hiện như thế nào?
546
Views

Giao dịch vay, mượn tài sản hay các nghĩa vụ về tài sản phát sinh nghĩa vụ hợp đồng diễn ra phổ biến trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế không ít trường hợp các cá nhân, tổ chức lại lo lắng khi bên vay chây ì, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Đòi nợ có nhiều biện pháp, song cũng cần hiểu được những quy định của pháp luật về vấn đề này để tránh sa vào những hành vi bị pháp luật cấm. Nhằm giải đáp những vấn đề có liên quan, đồng thời chúng tôi đưa ra những tư vấn cho trường hợp khởi kiện đòi nợ dân sự sẽ được quy định cụ thể dưới đây.

Xin chào luật sư. Tôi có cho X vay một số tiền nhưng khi đến hạn thì anh ấy tìm mọi lý do để không trả tiền. Thời gian gần đây tôi có sang nhà X thì anh ấy trốn tránh không gặp mặt. Bây giờ tôi phải làm sao để đòi lại số tiền đã cho vay? Tôi có thể khởi kiện anh ta không? Thủ tục khởi kiện đòi nợ được pháp luật quy định như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khi nào cần thực hiện khởi kiện đòi nợ dân sự?

Giấy vay tiền giữa hai cá nhân là văn bản được xác lập khi có sự đồng thuận về việc vay tiền giữa người vay và người cho vay. Sự thỏa thuận này có thể là giữa người thân, bạn bè, hoặc giữa đồng nghiệp. Dù đã có sự tin tưởng nhất định giữa hai bên. Tuy nhiên để đảm bảo đúng lợi ích và các quy định theo pháp luật hiện hành khi xuất hiện tranh chấp, khởi kiện. Nhiều cá nhân cẩn thận vẫn mong muốn có giấy tờ chứng minh nên đã viết giấy vay nợ để hai bên cùng ký xác nhận.

Kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức, người cho vay tiền muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Đồng thời để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bên cho vay cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên.

Theo đó, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết khi người cho vay tiền phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay; hoặc cả hai bên đều thừa nhận có giao dịch vay tiền trên thực tế.

Thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự

Theo đó, nếu một người cho người khác vay tiền nhưng đến hạn trả nợ thì người vay không trả. Người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ dân sự

Để thực hiện được việc khởi kiện đòi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:

– Đơn khởi kiện.

– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).

– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

– Các tài liệu, chứng cứ khác.

Trình tự thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nơi nộp: Người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú; hoặc làm việc.

Cách thức nộp: Người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có trực tiếp tại Tòa án; hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án; hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ

Tiến trình thụ lý vụ kiện gồm:

  • Xét xử sơ thẩm
  • Xét xử phúc thẩm
  • Xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm.

Bước 3: Đóng chi phí khởi kiện

Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung. Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326 năm 2016. Khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ; hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp.

Đơn khởi kiện đòi nợ dân sự cần ghi những nội dung gì?

Khi thực hiện việc khởi kiện để đòi nợ, người cho vay phải làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án. Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Đơn khởi kiện cần có các nội dung sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người này thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng;

– Yêu cầu đòi nợ.

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Khởi kiện đòi nợ dân sự được thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ dân sự là bao lâu?

Tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm. Kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết; hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý không?

Theo quy định của pháp luật dân sự. Việc vay tiền có hiệu lực pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản có công chứng. Việc vay mượn nếu có thể chứng minh bằng lời nói, hành vi, tin nhắn, phương tiện điện tử, email… Cũng được coi là giao dịch hợp pháp khi xảy ra tranh chấp.

Khi khởi kiện đòi nợ sẽ phát sinh những loại nợ nào?

Các loại nợ phát sinh yêu cầu khởi kiện gồm:
– Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;
– Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;
– Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng …

Cho vay tiền không viết giấy có đòi được lại không?

Việc cho vay tiền không viết giấy có thể sẽ không ảnh hưởng đến việc bên cho vay yêu cầu bên vay trả nợ. Trường hợp cố tình không trả nợ. Có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận