Khi xảy ra tai nạn người ngồi sau có bị liên đới chịu trách nhiệm không?

25/09/2022
Khi xảy ra tai nạn người ngồi sau có bị liên đới chịu trách nhiệm không?
364
Views

Mỗi ngày, vẫn luôn có những vụ tai nạn giao thông xảy ra ở khắp các nơi. Thông thường người gây ra tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Vậy khi xảy ra tai nạn người ngồi sau có bị liên đới chịu trách nhiệm không? Thủ tục giải quyết một vụ tai nạn giao thông như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư 247 để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Khi xảy ra tai nạn người ngồi sau có bị liên đới chịu trách nhiệm không?

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo quy định cũ tại Bộ luật Hình sự 1999, thì tội này chỉ được áp dụng cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202. Nhưng theo quy định mới thì Luật lại dùng từ người tham gia giao thông.

Căn cứ Khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008:

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Như vậy, trong trường hợp này thì người ngồi chung trên xe vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu có tai nạn giao thông xảy ra. Cụ thể, với những trường hợp sau, người ngồi chung có thể chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra tại nạn giao thông:

– Khi người ngồi sau là chủ phương tiện gây tai nạn giao thông theo Điều 601 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Bộ luật Dân sự 2015.

– Xử phạt theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Điểm c Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Thủ tục giải quyết một vụ tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ CSGT báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ TNGT như sau:

– Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị (thông báo, lập biên bản…).

– Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

– Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản. Đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

– Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ TNGT. Cán bộ CSGT thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ. Và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ TNGT. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo TNGT đường bộ. Lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

– Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết. Nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ TNGT phát hiện những tồn tại bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực QLNN về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện. Thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được quy định như thế nào?

Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ mà có phát hiện dấu hiệu tội phạm thì cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA như sau:

Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được quy định như thế nào?
Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được quy định như thế nào?

– Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.

– Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:

+ Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;

+ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;

+ Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);

+ Biên bản khám nghiệm phương tiện. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);

+ Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông….

Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết đối với vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm?

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:

– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày;

– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông;

– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

– Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.

Như vậy, đối với vụ tai nạn giao thông bình thường thì thời hạn điều tra sẽ là 07 ngày trong một số trường hợp vụ việc phức tạo thì có thể lâu hơn nhưng không được quá 30 ngày.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề Khi xảy ra tai nạn người ngồi sau có bị liên đới chịu trách nhiệm không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hóa đơn điện tử giá rẻ; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại về tài sản khi tai nạn giao thông như thế nào?

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Gây tai nạn giao thông chết người đã bồi thường tiền thì có bị đi tù không?

Căn cứ Điều 9 và Điều 260 BLHS thì người gây tai nạn giao thông mà đã bồi thường có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 (tội phạm nghiêm trọng) hoặc khoản 4 (tội phạm ít nghiêm trọng) Điều 260 BLHS
+ Phải được người bị hại hoặc người đại diện của người đó tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi đến hiện trường vụ tai nạn

Tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc;
Thu thập thông tin ban đầu;
Huy động, trưng dụng phương tiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.