Xin chào Luật sư 247. Tôi hiện đang tìm hiểu về quy trình thủ tục thành lập trường mầm non công lập. Luật sư cho tôi hỏi rằng khi nào trường mầm non bị giải thể? Thủ tục giải thể trường mầm non ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khi nào trường mầm non bị giải thể?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ sẽ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
– Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
– Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Quy định về trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường mầm non công lập?
Trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường mầm non công lập được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:
a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.
Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể trường mầm non
Khi thuộc các trường hợp giải thể theo quy định pháp luật trên thì tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mầm non thì thực hiện thủ tục giải thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị giải thể mầm non bao gồm những giấy tờ sau:
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Biên bản kiểm tra;
– Tờ trình đề nghị giải thể trường mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm bị buộc giải thể hoặc các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mầm non; phương án giải quyết các tài sản của trường.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mầm non có hành vi vi phạm quy định buộc phải giải thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mầm non, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mầm non.
Lưu ý:
Quyết định giải thể trường mầm non cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiệm kỳ hiệu trưởng trường mầm non công lập là bao nhiêu năm?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng.
Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
2. Phó hiệu trưởng
a) Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
b) Người được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
c) Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định;
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.
Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường mầm non công lập là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Khi nào trường mầm non bị giải thể?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường mầm non tư thục là loại hình giáo dục mầm non do tư nhân thành lập để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Mầm non tư thục thành lập và hoạt động khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và pháp luật.
Yêu cầu vị trí đặt trường, điểm trường phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Môi trường xung quanh bảo đảm an toàn đối với trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có kết nối giao thông thuận lợi cho việc đưa đón trẻ e. Đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy, nổ.
Điều 4 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT quy định về các loại hình trường mầm non:
Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.