Khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

16/09/2021
609
Views

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường; và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể mà không phụ thuộc vào hợp đồng. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này; trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố; những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường…; bao gồm:

  • Có thiệt hại xảy ra
  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
  • Lỗi của người gây ra thiệt hại
  • Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc:

  • Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
  • Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường; nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại; hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
  • Thứ năm, bên có quyền; lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết; hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Theo điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  1. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác; hoặc luật có quy định khác.
  2. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện theo luật định.

Chủ thể nào có thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường;
  • Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ; thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng; thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp:

+ Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện; pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra;

  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha; mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình;
  • Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ; thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản; hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ; thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì giải quyết thế nào?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Người giám hộ có phải dùng tài sản của mình để bồi thường thay người được giám hộ không?

Người giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử đối vói những người phải có giám hộ theo quy định được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do người được giám hộ gây ra; người giám hộ có nghĩa vụ bổ sung.

Thời hạn được bồi thường là gì?

Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. Thời hạn được bồi thường xác định trên cơ sở khả năng người bị thiệt hại có tạo được thu nhập hay không sau khi đã ổn định sức khỏe và người được cấp dưỡng còn cần phải cấp dưỡng hay không  căn cứ vào khả năng lao động của họ để xác định thời hạn được hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận