Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Hiện nay hoạt động kiểm toán khá phổ biến được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Vậy khi nào thì kiểm toán nhà nước hiểm tra doanh nghiệp? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước
Đối với công tác kiểm tra và xác nhận, kiểm toán viên Nhà nước sẽ có trách nhiệm phải tiến hành kiểm tra công tác kế toán, các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, các ngân sách trong bộ máy của Nhà nước. Thông qua đó, kiểm toán viên Nhà nước sẽ xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp các chứng từ, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Cách xác nhận được dựa trên cơ sở các bằng chứng và nhận xét, báo cáo của các kiểm toán viên có trình độ và trách nhiệm để đảm bảo rằng các xác nhận và đánh giá có được tính thận trọng, trung thực và khách quan.
Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế Nhà nước, kiểm toán nhà nước còn cần phải nhận xét về tính kinh tế, tính hợp lý, tính tiết kiệm và về hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiểm toán viên khi thực hiện đánh giá hoạt động của Nhà nước cần phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan hành chính bị kiểm toán từ việc kiểm tra các chứng từ kế toán đến việc đánh giá được tính kinh tế của hoạt động đó. Quy mô hoạt động của Nhà nước rất rộng lớn, do vậy không thể nào kiểm tra hết tất cả các khoản thu và các khoản chi.
Chính vì vậy, cần phải tùy theo cách xem xét và đánh giá, cơ quan kiểm toán nhà nước phải tiến hành việc chọn mẫu sao cho phù hợp, đảm bảo kết luận đưa ra là dựa trên phạm vi kiểm toán đủ rộng, đúng quy định pháp luật. Các phương pháp chọn mẫu này cần đảm bảo có thể ngăn ngừa được sự gian lận trong quản lý tài chính và hành vi trục lợi cá nhân kể cả ở những cơ quan, đơn vị của năm đó không bị kiểm toán.
Khi nào kiểm toán nhà nước kiểm tra doanh nghiệp?
Thời hạn kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
– Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
– Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
– Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.
Việc thực hiện kiểm toán sẽ dựa theo quyết định, yêu cầu đến từ ban lãnh đạo Quốc Hội, Chính Phủ,… Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng của tổng kiểm toán nhà nước. Hoạt động kiểm toán được diễn ra định kì hàng năm theo kế hoạch, đến thời gian thực hiện sẽ được tiến hành.
Thời hạn của hoạt động kiểm toán sẽ không được phép kéo dài quá 60 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được quy định ở khoản 3 Điều 118 Luật kiểm toán nhà nước 2015. Trong những trường hợp mà việc kiểm toán gặp khó khăn không thể nhanh chóng hoàn thành có thể gia hạn thêm nhưng sẽ không được phép quá 30 ngày.
Địa điểm kiểm toán được quy định như thế nào?
Địa điểm kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
– Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
– Trong trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước đối với các doanh nghiệp mang một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề kiểm soát những hoạt động sử dụng tài sản công. Việc kiểm toán sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhận ra được các sai phạm hay những vấn đề tồn đọng khiến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trở nên yếu kém.
Bên cạnh đó, việc kiểm toán cũng là cách để có thể kiểm soát các vấn đề sử dụng ngân sách, tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế được việc tham ô, làm số liệu trái pháp luật để được hưởng tiền trái quy định. Không những thế còn giúp nhà nước nắm rõ được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong suốt một năm làm việc.
Để các chủ thể có thể làm việc trong bộ máy cơ quan kiểm toán nhà nước không hề đơn giản. Những ứng viên tham gia ứng tuyển cần phải trải qua các kì thi năng lực khi cơ quan kiểm toán nhà nước tuyển dụng. Muốn trở thành một phần của tổ chức này những người tham gia ứng tuyển cần phải trang bị cho bản thân mình đầy đủ những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cũng như nắm bắt được các quy định về thời hạn, địa điểm kiểm toán nhà nước được nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị được kiểm toán?
Quyền của đơn vị được kiểm toán
– Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
– Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
– Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
– Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019)
-.Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019)
+ Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
– Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
– Chấp hành quyết định kiểm toán.
– Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
– Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
– Ký biên bản kiểm toán.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về giấy tờ thủ tục ly hôn thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được trả lương không
- Thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp
- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì
- Gói thầu tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu nào
Câu hỏi thường gặp
– Tính độc lập
– Chính trực
– Tính khách quan
– Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
– Bảo mật thông tin
– Tư cách nghề nghiệp
– Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn
Về chức năng của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 9 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Căn cứ tại Điều 55 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định về đơn vị được kiểm toán thì:
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.