Việc chuyển quyền sử dụng đất đang ngày càng phổ biến. Các quy định pháp luật về chuyển quyển sử dụng đất thì không phải ai cũng nắm rõ. Nên gây ra các vụ tranh chấp đất đai rất nhiều. Một trong những vấn đề được nhắc đến hiện nay rất nhiều là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay có hiệu lực pháp luật không.
Bài viết sau Luật sư X cung cấp tới khách hàng vấn đề pháp lý hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay có hiệu lực pháp luật không
Cơ sở pháp lý
Chuyển quyền sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại khoản 10 điều 3 luật đất đai 2013 “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là gì?
Hợp đồng theo đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất) theo các điều kiện, nội dung, hình thức được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Điều kiện để được chuyển quyền sử dụng đất
Điều kiện về nội dung
Đất đai là loại tài sản đặc biệt nên khi muốn chuyển quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 188: Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Có Giấy chứng nhận
– Đất không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
– Trong thời hạn sử dụng đất
Điều kiện về hình thức
Hợp đồng chuyển nhượng quyến sử dụng đất phải đáp ứng yêu cầu về hình thức hợp đồng bằng văn bản có công chứng hoắc chứng thực theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 “ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Như vậy để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng với pháp luật ngoài điều kiện về nội dung còn yêu cầu thêm hình thức của hợp đồng phải có công chứng, chứng thực
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 79 Nghị đinh 43/2014
– Đầu tiên hai bên lập hợp đồng đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để lấy đó làm căn cứ để cơ quan nhà nước thực hiện chuyển đổi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Sau đó đi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đây là quy đinh bắt buộc của pháp luật.
– Lập hồ sơ để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Nộp hồ sơ và đến văn phòng đăng ký đất đai,văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay có hiệu lực pháp luật không?
– Trường hợp này hợp đồng đã vi phạm điều kiện về mặt hình thực của hợp đồng “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực” nên hợp đồng sẽ vô hiệu. (Vấn đề về hợp đồng vô hiệu được giải quyết như giao dịch vô hiệu theo quy định tại Khoản 1 điều 407 Bộ luật dân sự “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”)
– Nhưng theo Khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự quy định “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”
Như vậy hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất thuộc trường hợp bên mua đã trả tiền đủ từ 2/3 giá trị tiền thỏa thuận theo hợp đồng thì một trongh 2 bên có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay không có công chứng chứng thực được sử dụng như một căn cứ pháp lý để bên mua đất tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai (thủ tục sang tên).
MỜI BẠN XEM THÊM :
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp :
Trường hợp của bạn thuộc trường hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất viết tay. Mà theo quy định của pháp luật hợp đồng này của bạn phải đi công chứng, chứng thực theo quy đinh tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Vậy hợp đồng này sẽ vô hiệu.
Tuy nhiện bạn nói bạn đã trả cho anh H số tiền mua đất. Vậy trường hợp này của bạn hợp đồng của bạn sẽ thuộc trường hợp ngoại lệ của hợp đồng vô hiệu “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch”. Cách giải quyết để hợp đồng của bạn có hiệu lực pháp luật là bạn làm đơn yêu cầu đến tòa án. Để tòa án tuyên bố hợp đồng của bạn có hiệu lực