Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Văn Thắng, hiện nay tôi đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ về sản xuất thực phẩm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp của tôi cũng mới chỉ thành lập được 1 năm nay nên còn nhiều vấn đề thiếu sót đang dần khắc phục. Trong đó có một vấn đề khiến tôi vô cùng băn khoăn liên quan tới việc khám sức khỏe định kỳ cho các nhân viên trong công ty, không rõ điều này có phải là bắt buộc không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
Khám sức khỏe định kỳ là gì?
Khám sức khỏe định kỳ là việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, trong đó bác sĩ sẽ đánh giá cơ thể, các cơ quan và hoạt động của chúng.
Đánh giá cơ thể bao gồm quan sát, sờ nắn, gõ và nghe ở các bộ phận nhất định của cơ thể. Trong quá trình khám, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các loại thuốc sử dụng, tình trạng y tế, dị ứng hay bất kỳ triệu chứng, vấn đề nào bạn gặp phải.
Chi phí khám sức khỏe định kỳ do ai chi trả?
Người lao động nói chung hay nhân viên tại các doanh nghiệp nói riêng vốn dĩ đã phải làm việc trong một môi trường vô cùng vất vả, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những đãi ngộ nhất định cho họ, trong đó vấn đề về khoản phí mà khi đi khám sức khỏe định kỹ cũng như khi điều trị bệnh rất được quan tâm. Căn cứ tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
…
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì chi phí khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc không?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay do chưa hiểu biết được rõ các quy định của pháp luật dẫn đến nhiều thiếu sót trong khâu vận hành. Trong số đó có một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng quy định và thậm chí là không nghĩ cần thực hiện. Đó là về việc bắt buộc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Và để trả lời cho câu hỏi đó thì căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
…
Theo đó người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần cho người lao động.
Như vậy theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có bị xử phạt không?
Như đã đề cập trước đó thì việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là 1 điều bắt buộc và nếu bất kỳ doanh nghiệp nào không thực hiện thì có nghĩa là đang vi phạm quy định của pháp luật. Như vậy có thể sẽ bị xử phạt, căn cứ Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
…
Vậy đối với việc người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động sẽ bị các mức phạt khác nhau.
Đối với hành vi người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc thì mức phạm sẽ từ 05 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng số tiền phạt không quá 75 triệu đồng.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam
- Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất năm 2023
- Quy định về khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT) quy định như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe
…
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm vì cứ 6 tháng là sức khỏe đã có những thay đổi đáng kể và bệnh có thể phát sinh bất kỳ lúc nào. Những người có sức khỏe tốt, nguy cơ bệnh lý thấp thì mỗi năm nên khám định kỳ 1 lần.
Tình trạng sức khỏe của mỗi người không giống nhau nên không phải cứ định kỳ 6 tháng mới khám 1 lần mà ngay khi phát hiện các bất thường về sức khỏe cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Chế độ khám định kỳ cũng nên duy trì khoảng cách đều đặn, tránh tình trạng khi thì mật độ khám dày khi thì mật độ khám lại thưa, khó có được kết quả phản ánh đúng về sức khỏe trong từng thời điểm.
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về thời hạn thực hiện khám sức khỏe định kỳ như sau:
“Điều 8. Cấp Giấy khám sức khỏe
...
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
…“