Khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và giết người

19/03/2022
Khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và giết người
533
Views

Nhiều người lầm tưởng khi xảy ra sự việc có người chết thì thủ phạm sẽ phạm tội giết người. Tuy nhiên đây là quan niệm sai; trên thực tế dù đánh nhau gây chết người nhưng người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích. Vậy đâu là sự khác nhau giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và tội giết người. Phân biệt hai tội này thế nào? Để giải đáp vấn đề trên, Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và giết người”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tội giết người

Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (sau đây gọi gọn là tội Cố ý gây thương tích) dẫn đến hậu quả chết người quy định tại điểm a khoản 4 điều 134 Bộ luật Hình sự.

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của người khác.

Khi hậu quả của hành vi dẫn đến chết người thì người phạm tội bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và giết người

Hai tội này thường bị nhiều người lầm tưởng vì có nhiều điểm giống nhau. Cùng dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người thì hình phạt sẽ nặng hơn Cố ý gây thương tích. Do đó phân biệt hai tội này là điều vô cùng cần thiết. Sau đậy, chúng tôi sẽ đưa ra các tiêu chí giúp bạn đọc có thể phân biệt hai tội này. Cụ thể:

 Mục đích của hành vi phạm tội

+ Với tội giết người:

Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:

Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Người phạm tội cũng không mong muốn cái chết của nạn nhân

Mức độ, cường độ tấn công

Mức độ tấn công cũng là một trong các tiêu chí để phân biệt hai tội này. Chính vì mục đích thực hiện khác nhau nên việc tấn công nạn nhân cũng sẽ khác nhau.

+ Tội giết người:

Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:

Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

Vị trí tác động trên cơ thể

+ Tội giết người:

Với mục đích dẫn tới cái chết của nạn nhân; nên người phạm tội thường tác động vào những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu; ngực; bụng,…

+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:

Vì chỉ muốn gây ra thương tích cho nạn nhân; nên vị trí tác động thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai; tay; chân, v.v…

Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác.

Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này. Cũng trên cơ sở mục đích và vị trí tấn công khác nhau dẫn đến việc lựa chọn hung khí tấn công. Ví dụ như người phạm tội muốn giết nạn nhân nên dùng dao; nếu chỉ muốn gây thương tích cho nạn nhân thì dùng tay, chấm đấm đá,…

Tuy nhiên các yếu tố này chỉ xem xét một cách tương đối còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Yếu tố lỗi

Lỗi cũng chính là một trong các yếu tố cơ bản để phân biệt hai tội này:

+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Còn nếu tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.

+ Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người:

Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra.

Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

– Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.

-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khác biệt giữa tội cố ý gây thương tích làm chết người và giết người”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có khi nào cố ý gây thương tích với mức độ 11% mà không bị xử lý hình sự không?

Theo Điều 155 BLHS đã liệt kê ra các trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại. Trong đó nếu thuộc trường hợp Khoản 1 Điều 134 BLHS thì chỉ khởi tố hình sự nếu có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại. Do đó dù gây thương tích 11 % đối với nạn nhân, nhưng bị hại/ người đại diện không yêu cầu khởi tố thì người thực hiện cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dùng dao đâm muốn giết người nhưng nạn nhân không chết thì có phạm tội giết người không?

Hậu quả chết người không phải yếu tố bắt buộc của tội Giết người. Vì mục đích của người phạm tội là giết người, nếu thỏa mãn các dấu hiệu về tội giết người thì dù nạn nhân không chết thì người này vẫn bị truy cứu về tội Giết người theo Điều 123 BLHS.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.