In lậu sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

09/12/2021
In lậu sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
1316
Views

Hiện nay vấn đề in lậu đang được quan tâm trong lĩnh vực xuất bản nhằm đảm bảo tính bản quyền của cuốn sách của tác giả cũng như nhà xuất bản. Các bạn có thắc mắc nếu in lậu sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu với Luật Sư X nhé!

Chiều 13/7/2020, Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT phối hợp Cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra Công ty CP dịch vụ Chính Nghĩa, do bà Nguyễn Thị Hữu làm Giám đốc tại Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện trong xưởng của Công ty có 1.033 kg bìa và ruột sách bán thành phẩm mang tên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Vi phạm quy định về hoạt động in

Sách giả, sách lậu ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối khó giải quyết đối với lực lượng chức năng.

Theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định:

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động in

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;

b) In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;

c) In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.

– Đối với vi phạm về tàng trữ và phát hành xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm, căn cứ theo Điều 27 của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 27. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;

b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

c) Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;

d) Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

đ) Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.

Theo quy định trên thì :

Về xử phạt hành vi in lậu: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản (tức là in lậu).

Về xử phạt hành vi buôn bán sách lậu: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép… từ 300 bản trở lên.

Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

Tại Nghị đinh số 131/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

In lậu vi phạm quy định về hoạt động xuất bản

Quy định tại Điều 334 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định: Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) In 2.000 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm mà không có quyết định xuất bản, không có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh hoặc không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm;

c) Xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử có nội dung bị cấm, không có quyết định xuất bản hoặc không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản bản thảo có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản;

c) Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù lên đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 

Những cuốn sách được in lậu đem ra thị trường đều không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả cuốn sách đều vi phạm pháp luật.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi này vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về những hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Đặc biệt, hành vi in lậu còn có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

“Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “In lậu sẽ bị xử lý như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Em là một sinh viên đại học và thường đi mua sách thấy các cửa hàng photo những cuốn giáo trình từ sách gốc và bán lại rất nhiều, hầu hết các sách giáo trình toàn là sách in lậu. Vậy mà các cơ quan chức năng gần như không hề hay biết. Vậy cho em hỏi xử phạt hành chính đối với hành vi in và buôn bán sách lậu là như thế nào?

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi in lậu như sau:
a) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;
b) In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;
Ngoài ra, Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Hoạt động in lậu có tổ chức sẽ bị phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khi in ấn, sao chép sách mà thay đổi, biến tấu nội dung có bị phạt nặng không?

Có 2 trường hợp: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận