Hủy hoại rừng bị xử phạt như thế nào?

22/09/2021
Hủy hoại rừng
823
Views

Rừng là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta; nếu không có rừng cuộc sống này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Không khí bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu; ảnh hưởng trực tiếp đến chính mỗi chúng ta. Như vậy có thể thấy rừng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy với những hành vi hủy hoại rừng sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hủy hoại rừng được hiểu như thế nào?

Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.

Các yếu tố cấu thành tội hủy hoại rừng

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi, Có một trong các hành vi sau:
  • Đốt rừng trái phép là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được; người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Phá rừng trái phép là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì; (trừ các trường hợp khai thác vi phạm các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng).
  • Hành vi khác hủy hoại rừng là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào. đắp ngăn nước thủy triều, tháo nước; hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật… làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.

Trường hợp đốt; phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trồng; rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ… thì bị xử lý như sau:

  • Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh này (tội hủy hoại rừng).
  • Nếu người đốt, phá rừng trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự.
Về hậu qụả:

Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đốt rừng, phá rừng; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng sản xuất vói diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đốì với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng; rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện thích đốt rừng, phá rừng; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán; rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.
  • Trong trường hợp hủy hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng; sức khỏe của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội hủy hoại rừng và tội tương ứng quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • Gây ô nhiễm môi trường.
  • Đối với tường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (một trong các hành vi nêu trên) mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể: 

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, chế độ bảo vệ và phát triển rừng (tài nguyên rừng) và xâm phạm đến tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với tội hủy hoại rừng

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 243 Bộ Luật Hình sự; tội  huỷ hoại rừng có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

 Khung một .

Có mức hình phạt là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đốì với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Khung hai.

Có khung phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

  • Có tổ chức.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
  • Hủy hoại diện tích ring rất lớn: Là trường hợp hủy hoại rừng sản xuất với diện tích từ hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Gây hậu quả rất nghiệm trọng: là gây hậu quả nghiêm trọng (nêu ở mặt khách quan); và còn thực hiện một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thì hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị; phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

 Khung ba.

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:

  • Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn: là rừng sản xuất với diện tích từ trên bốh lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Hủy hoại diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: là hủy hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tốỉ đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá….; Gây thiệt hại được xác định là hủy hoại diện tích rừng rất lớn; hoặc chặt phá các loại thực vật quý, hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ và còn thực hiện một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ;…

Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:

  • Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Hủy hoại rừng bị xử phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Rừng được hiểu thế nào?

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Rừng phòng hộ có vai trò là gì?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường bao gồm:
– Rừng phòng hộ đầu nguồn.
– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Rừng đặc dụng là gì?

Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.”

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận