Các biện pháp bảo đảm sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Chính vì vậy; việc đăng ký biện pháp bảo đảm thường được các chủ thể chú trọng ngay cả khi pháp luật không quy định bắt buộc. Tuy nhiên; nhiều trường hợp muốn hủy bỏ giao dịch hay muốn trốn tránh nghĩa vụ mà chủ thể có hành vi hủy hoại các giấy tờ; văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định? Luật sư X mời bạn đọc theo dõi bài viết: Hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Biện pháp bảo đảm là gì?
Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiệu nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Cầm cố tài sản
- Thế chấp tài sản
- Đặt cọc
- Ký cược
- Ký quỹ
- Bảo lưu quyền sở hữu
- Bảo lãnh
- Tín chấp
- Cầm giữ tài sản
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Mặt khác; các biện pháp này giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp; đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó các giao dịch dân sự; thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ; là động lực phát triển nền kinh tế đất nước.
Đăng ký biện pháp bảo đảm
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định bao gồm:
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
- Thế chấp tàu biển
Như vậy, từ quy định trên ta có thể hiểu, việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp pháp luật quy định.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các trường hợp biện pháp bảo đảm được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:
- Thế chấp tài sản là động sản khác
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
- Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu
Như vậy, với các biện pháp bảo đảm trên, việc đăng ký là không bắt buộc, tùy vào yêu cầu của chủ thể mà việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện.
Hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý thế nào?
Thế nào là hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hủy hoại là hành vi làm hỏng; hư hại toàn bộ và không thể sử dụng; không có giá trị nữa.
Các giấy tờ; văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm có thể là sổ đăng ký; hồ sơ đăng ký; phiếu yêu cầu;…
- Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đủ phiếu yêu cầu đăng ký và các giấy tờ hợp lệ khác hoặc có phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ đăng ký chỉ cần có phiếu yêu cầu đăng ký;
- Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ là phiếu có đầy đủ và đúng các nội dung bắt buộc phải kê khai theo mẫu.
Chính vì vậy; mọi hành vi vi phạm hủy hoại giấy tờ; văn bản đăng ký biện pháp bảo đảm như phân tích trên đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
Hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý thế nào?
Hành vi hủy hoại giấy tờ; văn bản về dăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm; hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm;
Ngoài ra; hành vi có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.
Thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền xử phạt hành vi hủy hoại giấy tờ; văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp
- Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp
- Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
Có thể bạn quan tâm:
- Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý thế nào “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ xác lập biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là sự kiện pháp lý do pháp luật quy định; mà khi xuất hiện những sự kiện này; thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ được phát sinh.
Việc dùng một tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì bên bảo đảm phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận bảo đảm sau; biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được thành lập thành văn bản; đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này cũng có những đặc thù riêng.
Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015; việc cầm giữ tài sản được quy định như sau:
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.