Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020

02/03/2022
Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh giá rẻ trọn gói 2022
852
Views

Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020 như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

– Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

– Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

– Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

– Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

– Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh năm 2020

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020
Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020

Hiện nay, quy định về việc ghi nhận mã ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Có nghĩa, nếu muốn biết được doanh nghiệp đó kinh doanh ngành nghề nào thì cần tra cứu trên hệ thống quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia.

Việc pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm sẽ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh đó với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thì các chủ thể phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục và theo đúng quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Doanh nghiệp đăng ký thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực không được thể hiện mã ngành nghề kinh doanh trên cổng thông đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Do đó, các doanh nghiệp muốn thay đổi bất kỳ nội dung gì trong đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện mã hóa ngành nghề trước khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đó.

Các bước tra cứu mã ngành kinh doanh

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các chủ thể vẫn phải kê khai về ngành nghề kinh doanh và mã của ngành nghề này. Để có mã ngành nghề kinh doanh thì các chủ thể cần phải tiến hành tra cứu qua hệ thống quản lý mã ngành nghề kinh doanh.

Các chủ thể có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh theo quy trình sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về quản lý mã ngành nghề theo địa chỉ trang web: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Màn hình sẽ hiện thị ra trang chủ của hệ thống ra cứu, tại hệ thống, các chủ thể có thể tra cứu được mã ngành nghề kinh doanh, mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể và nhiều vấn đề khác về doanh nghiệp.

Bước 2: Các chủ thể cần lựa chọn phần “hỗ trợ” sau đó click và “tra cứu ngành, nghề kinh doanh”

Lúc này, giao diện màn hình sẽ hiển thị ra bảng danh mục ngành, nghề kinh doanh theo quy định.

Bước 3: Để tra cứu chính xác ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký là gì, các chủ thể có thể bấm “Ctrl + F” và gõ ngành nghề kinh doanh của mình để tra cứu mã

Chủ thể nhận kết quả tại giao diện màn hình, ghi kết quả và kiểm tra mã ngành nghề kinh doanh khác.

Ngoài ra, các chủ thể muốn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh có thể xem tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ – TTg.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty hợp danh …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 được mã hóa như thế nào?

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp các chủ thể có phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề kinh doanh không?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thì các chủ thể phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục và theo đúng quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.