Các chủ đầu tư, cơ sở tiến hành thực hiện các thủ tục được cơ quan Nhà nước xem xét và thẩm định để xin cấp giấy phép môi trường. Thông qua giấy phép môi trường cho phép chủ dự án thực hiện toàn bộ hoặc một phần công trình của dự án đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường theo luật định. Để nắm được các quy định của pháp luật về việc xin cấp giấy phép môi trường. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường năm 2022” của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép môi trường là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu khái niệm về GPMT như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
GPMT có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
Các loại giấy phép môi trường
Theo Luật BVMT 2020/QH14, sau ngày 01.01.2022, thì 7 loại GPMT thành phần sau được tích hợp thành 1 loại hồ sơ duy nhất gọi là giấy phép môi trường (GPMT).
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có GPMT như sau:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn GPMT.
Trong đó:
Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
b) Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
Quy trình cấp giấy phép môi trường
Thủ tục cấp giấy phép môi trường năm 2022
Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GPMT như sau:
Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp GPMT theo quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp GPMTbao gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP);
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Bước 4: Cấp giấy phép môi trường
Hồ sơ xin giấy phép môi trường năm 2022
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 của Luật BVMT 2020
- Văn bản đề nghị cấp GPMT
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN:
Dự án không lập ĐTM phải có báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương
Dự án đầu tư, cơ sở không lập ĐTM thì chủ dự án nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
Tải xuống mẫu đơn xin giấy phép môi trường
Mẫu báo cáo GPMT đối với dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III
Mẫu báo cáo giấy phép môi trường đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III
Phí thẩm định giấy phép môi trường là bao nhiêu?
Phí thẩm định cấp, cấp lại GPMT:
- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (trừ các dự án hoặc cơ sở quy định tại điểm 2 và điểm 3 dưới đây): 50 triệu đồng/giấy phép.
- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy bân nhân dân cấp tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép.
Phí thẩm định cấp điều chỉnh GPMT:
Phí thẩm định cấp điều chỉnh GPMT: 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.
Lưu ý: Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh cấp GPMT. Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
- Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;
- Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.
Thời hạn cấp giấy phép môi trường là bao lâu?
Không quá 45 ngày đối với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an;
Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể quy định thời hạn cấp giấy phép ngắn hơn so với thời hạn quy định theo loại hình, quy
mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Thời hạn của GPMT là bao lâu?
07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước
ngày Luật bảo vệ môi trường số 72 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
10 năm đối với các đối tượng không thuộc các dự án trên;
Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
Xin giấy phép môi trường ở đâu?
Theo điều 42, Luật BVMT 2020 quy định các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp GPMT:
Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp GPMT đối với các đối tượng sau:
Đối tượng quy định tại điều 39 của Luật BVMT 2020 có vị trí địa lý thuộc 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm ở vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh.
Dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất, dự án hoạt động dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng: Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật Nhà nước về an ninh, quốc phòng.
UBND cấp tỉnh cấp GPMT đối với các đối tượng sau đây:
- Dự án đầu tư thuộc nhóm II theo quy định tại điều 39 của Luật BVMT 2020.
- Dự án đầu tư thuộc nhóm III theo quy định tại điều 39 của Luật này nằm ở địa bàn có từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
- Dự án đầu tư quy định tại khoản 2 điều 39 của Luật BVMT đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM.
UBND cấp huyện: Cấp GPMT đối với các trường hợp còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên
Dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường của Luật sư 247
Luật sư 247 cung cấp dịch vụ trọn gói nên không phát sinh chi phí. Đảm bảo cấp giấy phép môi trường cho khách hàng. Đảm bảo hoàn tiền 100% nếu không được cấp giấy phép. Nó được ghi rõ ràng trong hợp đồng đã ký.
Trên đây là thông tin về thủ tục dịch vụ xin giấy phép môi trường. Nói chung, đây là một thủ tục rất phức tạp. Các cá nhân, tổ chức tìm đến dịch vụ của các công ty có uy tín, kinh nghiệm để thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém chi phí.
Luật sư 247 hoàn tất thủ tục xin giấy phép môi trường của công ty. Tùy thuộc vào lĩnh vực dự án và ngành nghề, chúng tôi tư vấn lập hồ sơ, nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước, giám sát và lấy kết quả đánh giá tác động môi trường cho chủ giấy phép. Nếu bạn vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép, hoặc gặp nhiều vấn đề khác làm chậm quá trình, hãy liên hệ ngay với Luật sư 247.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh 2022
- Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện năm 2022
- Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, Thành lập công ty, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về căn cứ cấp giấy phép môi trường như sau:
1. Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.