Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận năm 2021

16/09/2021
607
Views

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trong những năm gần đây Ninh Thuận luôn phấn đấu phát triển kinh tế với số lượng doanh nghiệp ngày một tăng. Tuy nhiên dịch bệnh Covid 19 đã mang đến vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận hiện nay như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Ninh Thuận

Trong 10 tháng đầu năm 2020, Ninh Thuận có 575 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 3,8% khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 0,5% cả nước) với số vốn đăng ký đạt 4.438 tỷ đồng (chiếm 3,5% khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 0,3% cả nước), tăng 29,5% về số doanh nghiệp và tăng 20,63% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Ninh Thuận là 3.522 (chiếm 2,6% khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 0,4% cả nước), giảm 52,62% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 10 tháng đầu năm 2020, tại Ninh Thuận có: 102 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 1,4% khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 0,2% cả nước), tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 41.783 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 58,7% so cùng kỳ 2019); 176 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 3,3% khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và chiếm 0,6% cả nước), giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 30.256 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, giảm 12,4% so cùng kỳ 2019) và 70 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể ?

  • Về trình tự, thủ tục: Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Xuất phát từ lí do, doanh nghiệp giải thể làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường, nên để nhằm hạn chế việc doanh nghiệp giải thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn thành trả nợ và nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước. Do đó, để giải thể doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp cũng như tại nhiều cơ quan khác nhau.
  • Về chi phí: Chi phí tạm ngừng kinh doanh sẽ luôn rẻ hơn chi phí về giải thể. Thông thường chi phí giải thể công ty sẽ đắt gấp 5 – 10 lần tạm ngừng.
  • Về sự tồn tại của doanh nghiệp: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khan của doanh nghiệp, tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Trường hợp có thể hoạt động sớm hơn thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Ngược lại, trường hợp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nhận thấy không thể tiếp tục hoạt động có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Ninh Thuận .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận nhanh chóng; uy tín; chính xác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận năm 2021.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh tại Ninh Thuận là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020:
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền có được yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không?

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
– Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Tạm ngừng kinh doanh có cần nộp lệ phí môn bài không?

Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP  quy định:
 “Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận