Hiện nay, tỉnh Hải Dương vẫn đang phấn đấu hoàn thành “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới. Hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác hại ghê gớm của dịch bệnh đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Một minh chứng rõ ràng đó là có rất nhiều doanh nghiệp đã phải và đang có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hải Dương như thế nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát về doanh nghiệp ở Hải Dương
Hải Dương là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vô cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại, giao thông khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế – xã hội phát triển.
Tuy nhiên; tác động nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 đã khiến tình hình kinh tế – xã hội tại Hải Dương gặp không ít khó khăn, thách thức, tăng trưởng chậm lại, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước; tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể tiếp tục tăng lên do Hải Dương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của làn sóng Covid thứ 2.
Trong 9 tháng đầu năm 2020; tại Hải Dương có: 529 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 4% khu vực và chiếm 1,4% cả nước); tăng 62,8% so với cùng kỳ năm 2019; 55doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 0,9% khu vực và chiếm 0,2% cả nước); tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2019; 117 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 4,2% khu vực và chiếm 1% cả nước); tăng 21,9% so cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, với 2 đợt dịch bùng phát vào tháng 01 và tháng 4 năm 2021, đã ảnh hưởng khá nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Do vậy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tại tỉnh cũng tăng so với năm ngoái.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Lý do tạm ngừng kinh doanh
- Trong điều kiện ngày nay; nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập; phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam; đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ; gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh.
- Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập; sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới; lĩnh vực mới; nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
- Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
- Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.
Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh tại Hải Dương
- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây: Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật; Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Miễn lệ phí môn bài: Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất; kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất; kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm); và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hải Dương năm 2021
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu Hải Dương .
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.
Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Hải Dương nhanh chóng; uy tín; chính xác.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Giang năm 2021
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Tĩnh năm 2021
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hải Dương năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Trường hợp có thể hoạt động sớm hơn thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Ngược lại, trường hợp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nhận thấy không thể tiếp tục hoạt động có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh.