Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai năm 2021

16/08/2021
738
Views

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn con đường tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai hiện nay như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam.

Năm 1985, Đồng Nai chỉ có 115 xí nghiệp quốc doanh và 2.101 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Năm 2020, toàn tỉnh đã có trên 27 ngàn DN đang hoạt động. Việc tập trung hỗ trợ phát triển DN trong nước luôn được chú trọng nhằm góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo…

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tính đến 22/7/2021, toàn tỉnh Đồng Nai đã có gần 230 DN tạm dừng hoạt động do không đáp ứng được quy định “3 tại chỗ” về phòng, chống dịch của tỉnh Đồng Nai, hầu hết là các doanh nghiệp FDI của các tập đoàn lớn với hàng trăm ngàn lao động. Trước thời điểm quy định có hiệu lực, hàng loạt doanh nghiệp của các tập đoàn lớn có số người lao động từ trên 10 ngàn đến trên 40 ngàn người cũng đã thông báo tạm dừng hoạt động, cho NLĐ được tạm nghỉ việc hưởng lương tối thiểu vùng theo quy định.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Lý do để tạm ngừng kinh doanh ở Đồng Nai

  • Trong điều kiện ngày nay, nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ, gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh. Đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid 19 như hiện nay thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường tốt đưa ra cho doanh nghiệp.
  • Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập, sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới, nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
  • Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu Đồng Nai .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có được tạm ngừng kinh doanh 2 lần không?

Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Có được miễn lệ phí môn bài khi thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận