Trong những năm gần đây, Điện Biên đang không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải lựa chọn tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Điện Biên như thế nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát về doanh nghiệp ở Điện Biên
Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cả nước trong tháng 5 năm 2021 là 16.495 doanh nghiệp (tăng 4,5% so với cùng kỳ 2020), bao gồm: 11.603 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 8,2%) và 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 3,2%).
Trong đó, quý I/2021, Điện Biên có 30 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 785,8 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên trên 1.400 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 30 doanh nghiệp trong đó 6 doanh nghiệp đã được hoàn tất thủ tục giải thể, 4 doanh nghiệp đang chờ quyết định giải thể. Do đó, có thể thấy, dịch bệnh Covid 19 đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Những lý do để tạm ngừng kinh doanh
- Trong điều kiện ngày nay, nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ, gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh.
- Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập, sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới, nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
- Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
- Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Điện Biên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu Điện Biên .
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.
Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Dương năm 2021
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Điện Biên năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.