Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại năm 2022

28/09/2022
Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại năm 2022
370
Views

Nhiều công ty Việt Nam hiện đang tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới thông qua hình thức đăng ký nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Nhượng quyền thương mại đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo và xu hướng của thị trường Việt Nam khi ngày càng có nhiều thương hiệu quốc tế xuất hiện. Luật sư 247 sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại (hay nhượng quyền thương hiệu – franchising) là một trong các hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay.

Nhượng quyền thương mại có thể hiểu là hoạt động thương mại giữa đơn vị cụ thể, trong đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được thỏa thuận trước.

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhượng quyền, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Theo quy định trên, điều kiện “đã được hoạt động ít nhất 01 năm” áp dụng đối với hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền, không áp dụng cho thương nhân. 

Do đó, 1 năm là thời gian được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của cửa hàng đầu tiên thuộc hệ thống kinh doanh của thương nhân, đồng thời cửa hàng và hệ thống kinh doanh đó phải triển khai hoạt động kinh doanh thực sự trong thực tế.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011, nhượng quyền trong nước là trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại, nhưng hàng năm phải làm thủ tục thông báo tới Sở Công Thương theo quy định tại Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

Đối với bên nhận quyền, theo quy định trước đây, điều kiện để bên nhận quyền được phép nhận quyền thương hiệu là có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Các hình thức nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền theo khu vực, lãnh thổ 

Ở các phân chia này, việc nhượng quyền thương mại có thể chia làm 3 loại nhỏ:

  • Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến như: KFC, MsDonald’s, Jollibee…
  • Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Đó là một hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thông qua nhượng quyền thương mại. Trung Nguyên và Phở 2 là hai thương hiệu nổi tiếng nhất của Việt Nam đã nhượng quyền ra nước ngoài thành công. Phở 24 đã nhượng quyền thành công tại Jakarta, Indonesia. Trung Nguyên – thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam với việc nhượng quyền tại nhiều quốc gia bao gồm Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Úc.
  • Nhượng quyền trong nước: Hiện nay, các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền trong nước đã bắt đầu phát triển, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.

Nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh 

Ở tiêu chí nhượng quyền thương mại này có thể chia làm các loại như:

Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):

Coca-Cola, Goodyear Tires, Ford Cars, v.v. là những ví dụ về các sản phẩm được nhượng quyền. Là hình thức bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình trong một khu vực và thời gian cụ thể.

Các ngành sử dụng hình thức nhượng quyền này thường thuộc về công nghiệp sản xuất nước giải khát, công nghiệp ô tô và xe tải, phụ tùng ô tô, xăng dầu, v.v. Phương thức nhượng quyền sử dụng phương thức kinh doanh.

Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise):

Đây là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất và còn được gọi là nhượng quyền kinh doanh hoặc nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận quyền tiếp thị sản phẩm dưới thương hiệu của chính họ mà còn truyền đạt các phương thức kinh doanh, phương pháp quản lý và đào tạo nhân viên cho bên nhượng quyền.

Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển, hoạt động 

Ở tiêu chí nhượng quyền thương mại này có thể chia làm các loại như:

Franchise độc quyền (Master franchise)

Đây là hình thức nhượng quyền thương mại có thể nói phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc bành trướng thương hiệu ra nước ngoài.

Theo hình thức này, chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà họ muốn nhập làm đối tác để mua nhượng quyền và phân phối thương hiệu.

Đối tác này có thể là một cá nhân hoặc một công ty và phạm vi khu vực kinh doanh độc quyền là một thành phố hoặc toàn bộ quốc gia.

Để có được tính độc quyền đó, bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu riêng. Đổi lại, họ có quyền mạnh tay mở thêm cửa hàng hoặc bán nhượng quyền cho bất kỳ ai trong lãnh thổ mà họ kiểm soát.

Franchise vùng (Regional franchise)

Đây là một hình thức nhượng quyền thương mại trong đó người mua mua nhượng quyền thương mại từ chủ sở hữu thương hiệu hoặc người mua nhượng quyền chính và bán lại cho các đơn vị nhượng quyền trong một lãnh thổ theo yêu cầu của thỏa thuận bên nhận quyền.

Định dạng này giống như một trung gian giữa nhượng quyền chính và nhượng quyền đơn vị. Sự khác biệt giữa định dạng này và nhượng quyền chính là chỉ những đơn vị nhận quyền đơn lẻ mới có thể nhượng quyền và không được phép mở cửa hàng mang thương hiệu của riêng họ.

Franchise phát triển khu vực (Area development franchise) 

Hình thức nhượng quyền theo khu vực này giúp những người nhận quyền được độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và thời hạn nhất định.

Tuy nhiên, khác với master franchise, đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực không được bán lại franchise cho bất cứ ai haycung cấp các dịch vụ cho ai.

Franchise riêng lẻ (single-unit franchise) 

Hình thức nhượng quyền thuong mại này phù hợp cho việc nhượng quyền lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài và hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia nằm cùng một khu vực.

Lợi thế của nhượng quyền thương mại riêng lẻ là chủ sở hữu thương hiệu có thể xử lý và kiểm tra từng bên nhận quyền. Ngoài ra, phí nhượng quyền thương mại không được phân chia giữa các đối tác môi giới tiềm năng. Tuy nhiên, định dạng này đòi hỏi một bộ máy làm việc lớn với các khâu từ chủ thương hiệu, nhân viên đến quản trị….

Đăng ký nhượng quyền thương mại

Các trường hợp cần đăng ký nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ – CP. Về đăng ký hoạt động nhượng quyền TM quy định:
Thứ nhất, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền TM. Thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

Các trường hợp không cần đăng ký nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì:

Các trường hợp sau đây không bắt buộc phải đăng ký nhượng quyền thương mại, thì phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tới Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo mẫu tại Phần B Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.

Nhượng quyền trong nước;

Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Ngoài hai trường hợp trên, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.

Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương;

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận khi nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;

Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;

Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

*Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy trình thực hiện

Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;

Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết;

Trường hợp từ chối đăng ký cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại của Luật sư 247

“Sự tin tưởng của quý khách hàng là thước đo thành công của Luật sư 247. Với chúng tôi, mỗi khách hàng là một minh chứng cho sự phát triển”

Cho nên, Luật sư 247 luôn mang sự chăm chút, tỉ mỉ đến với từng khách hàng một cách chu đáo nhất, khi sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký nhượng quyền thương hiệu của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ những vấn đề sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn quy trình, thủ tục cần thực hiện để tiến hành nhượng quyền theo quy định pháp luật;
  • Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn về tiềm năng, tài chính và cơ hội cũng như những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhượng quyền thương mại;
  • Theo dõi và tư vấn pháp luật thường xuyên trong quá trình thực hiện nhượng quyền thương mại nếu khách hàng có nhu cầu.

Quý khách hàng nếu có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn các vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương mại, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật sư 247 để được hướng dẫn chi tiết nhất!

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin vía cho người nước ngoài, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại?

Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.
Bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu.

 Làm như thế nào để viết được một hợp đồng nhượng quyền thương mại đúng quy định của pháp luật?

Để viết hợp đồng nhượng quyền thương mại cần xác định cụ thể các nội dung trong hợp đồng như đã trình bày ở trên và các điều khoản giao kết trong hợp đồng cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Mục đích của nhượng quyền thương mại là vừa tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa phát triển thương hiệu trên nhiều phạm vi địa lý. Tuy nhiên, nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng và đầy đủ các tiêu chuẩn và cách thức hoạt động của bên nhượng quyền sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu đã được xây dựng. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên nên thỏa thuận chi tiết về quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng. Lưu ý, mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, hợp đồng thương mại nói chung không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.