Hiện nay, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao hơn; việc chuyển phát nhanh các hàng hóa vô cùng cần thiết trong đời sống. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư kinh doanh; có thể xem xét thành lập công ty chuyển phát nhanh. Vậy, điều kiện và thủ tục thành lập như thế nào; hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh
Để được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Có khả năng tài chính; nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép, cụ thể:
- Trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh; doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ VNĐ.
- Trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế; doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 VNĐ.
Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính; hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính.
Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính.
Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
Thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh
Để được hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh; cá nhân tổ chức phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp; hoặc thành lập hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhanh. Trong đó, đói với loại hình doanh nghiệp; bạn có thể lựa chọn thành lập một trong các loại hình kinh doanh sau:
Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Thành lập công ty TNHH một thành viên hoặc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Sau đó, tiến hành đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính.
Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;
Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có); phương án kinh doanh;
Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
Bản sao GCN ĐKKD hoạt động bưu chính hoặc GCN đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
Bảng giá cước dịch vụ bưu chính; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng;
Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại;
Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt; đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính tới cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để áp dụng vào cuộc sống.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; hãy liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh. Còn Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế.
Thời gian giải quyết, xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính là khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô bạn có thể lựa chọn hộ kinh doah hoặc doanh nghiệp. Nếu quy mô mà bạn định đầu tư lớn thì nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp; vì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; dễ quản lý; dễ tạo niềm tin cho khách hàng.