Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, những hoạt động thuần nông cũng hạn chế dần. Do đó, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp của người dân ngày càng nhiều. Trong đó, nếu bạn đang có nhu cầu chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; hãy tham khảo bài viết duwois đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Thực chất, đất thổ cư là cách gọi khác của đất ở. Đây là cách gọi quen thuộc của người dân đối với loại đất ở thông thường.
Vì đất thổ cư (đất ở) là đất phi nông nghiệp; nên nếu bạn có nhu cầu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư; bạn phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước. Vậy, điều kiện để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở là:
Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Để tránh ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đất và quá trình chuyển đổi; bạn có thể tra cứu quy hoạch đất để đảm bảo lợi ích của mình.
Hồ sơ chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư; bạn sẽ phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Biên bản xác minh thực địa; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển đổi để sử dụng vào mục đích thương mại diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì bổ sung thêm văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; bạn nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và môi trường sẽ thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau đó, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Thủ tục xin cấp đất làm trang trại mới nhất năm 2021
Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi giải quyết hồ sơ chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư của bạn, Phòng Tài nguyên và môi trường sẽ xem xét và cho phép bạn được chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi theo quy dindhj của pháp luật.
Hi vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc!
Hãy liên hệ Luật sư 247 khi có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ với số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chuyển đổi mục dích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính; trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép; hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi chuyển đổi bạn sẽ phải đóng những loại thuế, phí như:
Tiền sử dụng đất; lệ phí cấp Giấy chứng nhận mới (dao động khoảng 100.000 đồng/lần); lệ phí trước bạ; phí thẩm định hồ sơ.
Theo quy định thì được chuyển đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất làm trang trại. Tương tự như chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, khi bạn chuyển sang đất trang trại bạn cũng phải chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục chuyển đổi theo quy định của nhà nước.
Theo quy định thì: Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Tuy nhiên, thời gian này sẽ không tính ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian tiếp nhận hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trưng cầu giám định….