Trong sổ đỏ/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất là một thông tin quan trọng, không thể thiếu giúp Nhà nước và người dân biết rõ quyền sử dụng đất mà mình đang sử dụng có nguồn gốc, hình thành từ đâu. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xem nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?
Giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà mình đang được sử dụng được hình thành từ đâu.
Giúp người sử dụng đất biết được một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hướng dẫn cách xem nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, nguồn gốc sử dụng đất được ghi tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
TT | Nguồn gốc | Cách ghi trong Giấy chứng nhận |
1 | Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất | Ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất” |
2 | Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) | Ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” |
3 | Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) | Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần” |
4 | Được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) | Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm” |
5 | Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính | Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất” |
6 | Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền | Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất” |
7 | Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất. | Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu |
8 | Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…) | Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu.Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất” |
Lưu ý: – Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (ghi như quy định tại thứ tự 1, 2, 3, 4) phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất. – Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”. Ví dụ: Tổ chức A đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân trước năm 2005, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận, nay sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, khi công nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi trên Giấy chứng nhận là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất. | ||
9 | Khi chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận | Ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích); ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất (nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích); ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất |
10 | Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần | Ghi “Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)” |
Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm | Ghi “Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,.. | |
Lưu ý: – Thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo; – Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định. |
Mục đích sử dụng đất là gì?
Mục đích sử dụng đất là tên gọi pháp lý mà thông qua đó người dân biết đất được sử dụng vào mục đích gì và người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đúng mục đích đất được giao ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất không có nguồn gốc từ Nhà nước giao đất, cho thuê đất).
Mục đích sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tranh chấp đất đai trường hợp nào không phải hoà giải tại UBND xã?
- Có nên mua đất quy hoạch giao thông?
- Thế chấp đất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hướng dẫn cách xem nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thủ tục ly hôn đơn phương, cách xác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn hoặc cách chia nhà ở khi ly hôn… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Đất chưa có sổ đỏ không được thế chấp, sử dụng là tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản đảm bảo.
– Đất không sổ đỏ nếu bị thu hồi không được bồi thường.
– Đất không sổ đỏ khó được cấp phép xây dựng.
– Bị hạn chế các quyền của chủ sở hữu, người sử dụng đất rất khó; nếu không muốn nói gần như không thể chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.
Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được thực hiện quyền sử dụng đất của mình do nhà Nước quy định. Có 2 loại thời hạn sử dụng: Sử dụng có thời hạn lâu dài ổn định và Đất có thời gian sử dụng.
Vì thế phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ sẽ thì sẽ có thời hạn sử dụng đất khác nhau.
Nguồn gốc được hiểu là nơi cội nguồn sinh ra một con người hoặc tạo ra một sự vật, hiện tượng cụ thể. Do đó, nguồn gốc đất được hiểu là căn cứ để xác minh thời điểm, thời gian, nguyên nhân hình thành lên một mảnh đất cụ thể, có ranh giới, đặc điểm rõ ràng. Nguồn gốc đất là một thông tin bắt buộc phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng).