Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế, sau khi đã trừ các chi phí của cơ sở kinh doanh. Căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất và thu thập tính thuế trong kỳ. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ hương dẫn bạn đọc cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hoá và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động, kinh doanh phải chịu thuế trên thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:
- Mọi doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú (hoặc không) tại Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
- Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Những tổ chức khác đang hoạt động kinh doanh và có thu nhập.
Ý nghĩa, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhà nước và xã hội, cụ thể như sau:
- Thuế TNDN là khoản thu lớn của nhà nước, phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cung cấp căn cứ xây dựng một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã và đang, sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường;
- Khuyến khích những nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế TNDN;
- Tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay.
Xác định thu nhập tính thuế như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ).
Quy định cụ thể về cách xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập chịu thuế
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Đối với doanh thu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.
Đối với chi phí được trừ:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí được trừ sẽ bao gồm các chi phí không thuộc các chi phí không được trừ và đáp ứng đầu đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với các khoản thu nhập khác:
Các khoản thu nhập khác được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Có thể kể đến một số thu nhập như sau:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông tư này.
- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật…..
Lưu ý: Với mỗi loại thu nhập này đều được quy định cụ thể với những điều kiện cụ thể cần đáp ứng.
Thu nhập được miễn thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Một số thu nhập được miễn thuế có thể kể đến như:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp….
Lưu ý: Đối với mỗi loại thu nhập này đều được quy định cụ thể và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể để được miễn thuế.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có áp dụng với nợ khó đòi do Covid-19?
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục xin giải thể công ty, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, thành lập cty, công văn xin tạm ngừng kinh doanh… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tạikhoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.