Trong cuộc sống có rất nhiều thỏa thuận, trao đổi, và một trong những thỏa thuận đó trở thành hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự thuộc sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Cách làm hợp đồng dân sự” qua bài viết sau đây nhé!
Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trao đổi, thống nhất ý chí của các bên để đạt được mục đích là xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một hình thức phổ biến của giao dịch dân sự.
Căn cứ vào Điều 402 Luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự có các loại cụ thể như sau:
- Hợp đồng chính: là loại hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng còn lại. Tức là hợp đồng độc lập, không lệ thuộc vào hợp đồng phụ, nếu hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính vẫn có hiệu lực pháp lý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng phụ: hợp đồng này phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu. Trừ các giao dịch bảo đảm, hợp đồng phụ sẽ không lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
- Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ và một bên có quyền. Thông thường, loại hợp đồng này không đề cập đến vấn đề bồi thường bởi bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc vì lợi ích của bên còn lại
- Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên mà trong đó các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Trong loại hợp đồng này, quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Là loại hợp đồng mà các bên thực hiện hợp đồng nhằm mang đến lợi ích cho người thứ ba, tức là trong hợp đồng này, người thứ ba là người được hưởng quyền.
- Hợp đồng có điều kiện thực hiện: Là loại hợp đồng mà các bên giao kết có thể thỏa thuận về điều kiện thực hiện hợp đồng về các quyền và nghĩa vụ; thỏa thuận về các điều kiện làm phát sinh, chấm dứt hợp đồng.
Quy định chung về hợp đồng dân sự
Thuật ngữ hợp đồng dân sự còn được hiểu là quan hệ dân sự phát sinh từ hợp đồng dân sự hay văn bản trong đó chứa đựng các yếu tố và điều khoản của hợp đồng dân sự. Theo quy định của pháp luật, mọi chủ thể của luật dân sự đều có thể là các bên trong hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự là một tròng các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lí với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.
Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng dân sự. Các điều khoản của hợp đồng dân sự bao gồm: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tuỳ nghỉ. Điều khoản cơ bản là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng dân sự, được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành một hợp đồng dân sự. Điều khoản thông thường là điều khoản không buộc các bên phải thoả thuận. Chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật, nếu các bên không thoả thuận thì sẽ áp dụng theo các quy định của pháp luật hoặc được áp dụng theo tập quán nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Điều khoản tùy nghỉ là điều khoản do các bên thỏa thuận.
Theo nguyên tắc chung, một trong các bên tham gia hợp đồng dân sự không thể tự ý thay đổi nội dung của hợp đồng dân sự, nếu vi phạm hợp đồng dân sự thì phải chịu trách nhiệm, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả của việc vi phạm đó. Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
Pháp luật dân sự chỉ quy định một số hợp đồng dân sự thông dụng, thường gặp với tính chất đơn giản, đặc trưng cho hợp đồng dân sự đó. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, những thoả thuận không trái pháp luật, đạo đức xã hội và tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đều có thể coi là hợp đồng dân sự.
Đặc điểm hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 , hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó được gọi là hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc là hành vi pháp lý hoặc sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện (như vi phạm) hoặc không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp mà hậu quả pháp lý cụ thể của chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. Tự nguyện trong sự kiện pháp lý chỉ là tự nguyện đối với hậu quả thiệt hại chứ không tự nguyện đối với hậu quả pháp lý.
Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi. Sự thể hiện ý chỉ có thể là đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể là đa phương, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. Vậy nên hợp đồng thường được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người xác lập nhằm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.
Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vì vậy, hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với người khác để có thể tạo ra sự đảm bảo rằng những lời hứa hay sự cam kết của họ có đời sống dài lâu hơn so với những trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ. Điều này nghĩa là khi đã cam kết thực sự và mong muốn tạo lập ra một hậu quả pháp lý, những người cam kết bị ràng buộc vào cam kết của mình (trừ trường hợp trở ngại khách quan, bất khả kháng) mà pháp luật gọi đó là nghĩa vụ.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận sáu loại hợp đồng chủ yếu tại Điều 402:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Cách làm hợp đồng dân sự
Về nguyên tắc soạn thảo phải đảm bảo dựa trên sự thỏa thuận từ tự nguyện, bình đẳng, trung thực và có thiện chí.
Về hình thức hợp đồng:
- Hình thức của hợp đồng dân sự có thể được thực hiện qua giao kết từ lời nói, văn bản cụ thể hoặc ngoài ra có thể bằng hành vi cụ thể
- Tùy một số loại hợp đồng cần phải lập bằng văn bản và có thể phải thực hiện việc công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý
- Đảm bảo ngôn ngữ hợp đồng đúng quy định và tôn trọng đạo đức, thuần phong, mĩ tục của Việt Nam
Về chủ thể ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và không thuộc trường hợp cấm giao kết theo quy định của pháp luật hiện hành
Về nội dung của hợp đồng phải đảm bảo được các nội dung như:
- Đối tượng của hợp đồng (tài sản, công việc, dịch vụ)
- Số lượng, chất lượng
- Giá cả, phương thức thanh toán
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang
- Hợp đồng dài hạn là gì?
- Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng nhà ở
- Hợp đồng bảo hiểm không có dấu đó
- Hợp đồng mua bán xe có hiệu lực bao lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Cách làm hợp đồng dân sự”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về dịch vụ đổi tên giấy khai sinh, mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng dân sự bản chất chính là một giao dịch dân sự, trong đó hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác về thời gian có hiệu lực hay điều kiện có hiệu lực. Từ sau thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo những gì đã thỏa thuận trước đó.
Thời điểm giao kết được xác định là thời điểm nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng của bên còn lại. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, thời điểm giao kết hợp đồng cũng có cách xác định khác như:
+ Nội dung hợp đồng có thỏa thuận trong một thời gian mà bên nhận được đề nghị im lặng tức là chấp nhận giao kết thì thời điểm giao kết được xác định là ngày cuối của thời gian đó.
+ Hình thức hợp đồng dân sự bằng lời nói được xác định thời điểm giao kết là sau khi các bên thỏa thuận được nội dung.