Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?

15/04/2023
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?
657
Views

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay diễn ra khá phổ biến, đây là việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất snag cho bên nhận quyền sử dụng đất. Và khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên sẽ thoả thuận đặt cọc để tạo niềm tin. Vậy hiện nay hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc như thế nào?

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Như vậy, đặt cọc là một giao dịch dân sự, được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác trong một thời hạn nhằm để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.  

Ngày nay, hình thức đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là trong các giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Trên thực tế, quan điểm  áp dụng pháp luật để giải quyết các loại tranh chấp hợp đồng đặt cọc vẫn còn có sự không thống nhất. Vụ án dưới đây là một trong những trường hợp xảy ra khác phổ biến.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 130 BLDS thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính)”.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?

Mặc dù Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự 1995 đã hết hiệu lực nhưng những quy định về đặt cọc của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành vẫn không thay đổi so với quy định tại Bộ luật dân sự 1995 nên hiện nay những hướng dẫn của Nghị quyết này vẫn có giá trị áp dụng.

Theo đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu là trường hợp hợp đồng đặt cọc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp

Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

Một là: Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Hai là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.

Ba là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Bốn là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích của hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Năm là: Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Sáu là: Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.

Bảy là: Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo quy định của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu hợp đồng đặt cọc vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.

Tám là: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Theo đó, trong trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng đặt cọc, đối tượng trong hợp đồng này không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.

Tức hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nội dung này được quy định rõ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Theo đó, tùy thuộc vào ý muốn, việc đi lại, phí thực hiện mà các bên lựa chọn sao cho phù hợp với trường hợp của mình. Thông thường để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý thì các bên hay lựa chọn công chứng tại Văn phòng công chứng tư hoặc Phòng công chứng của Nhà nước.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Theo Điều 191 Luật đất đai năm 2013 thì những trường hợp sau đây không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
– Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với các trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất;
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với quyền sử dụng đất trồng lúa thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng loại đất này;
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng,  trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là ở đâu?

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở
Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất được chuyển nhượng.

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nghĩa vụ gì?

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ:
– Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Đăng kí quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Đảm bảo quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.