Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng?

09/10/2022
Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng?
477
Views

Công chứng đóng vai trò tích cực trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Công chứng là công cụ bảo đảm an toàn pháp lý, phòng ngừa tranh chấp cho cá nhân, tổ chức khi tham gia các giao dịch dân sự, là công cụ hỗ trợ quản lý của Nhà nước. Hoạt động cho thuê, mượn nhà hiện nay cũng rất phổ biến và có sự bảo đảm rất cần thiết vì nó liên quan tới bất động sản. Vậy Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản (tại đây là nhà ở) cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 về hợp đồng về nhà ở như sau:

“Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.”

Như vậy hợp đồng thuê nhà cũng là một dạng của hợp đồng về nhà ở nên cũng sẽ có các nội dung như quy định trên.

Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. 

Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng?
Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng?

Hợp đồng thuê nhà không công chứng có gặp rủi ro không?

Như đã trình bày ở trên, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, do đó, giá trị pháp lý của hợp đồng thuê nhà không phụ thuộc vào việc hợp đồng có được công chứng, chứng thực hay không.

Dù các bên chỉ ký kết hợp đồng mà không có nhu cầu công chứng, chứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Song, giá thuê nhà không phải nhỏ đặc biệt khi thuê những căn nhà có diện tích lớn, vị trí đẹp để kinh doanh, trong trường hợp này, các bên khi giao kết hợp đồng nên xem xét kỹ việc có cần công chứng, chứng thực hợp đồng không.

Hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn, hạn chế được phần nào rủi ro, tranh chấp xảy ra cho các bên.

Đặc biệt, hợp đồng thuê nhà được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu (khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014).

Do đó, dù pháp luật cho phép các bên có quyền lựa chọn công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà hoặc không, tuy nhiên, để tránh rủi ro các bên nên cân nhắc việc công chứng, chứng thực, nhất là với những hợp đồng có giá trị lớn.

Hồ sơ cần có khi yêu cầu công chứng hợp đồng thuê nhà

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, khi thực hiện công chứng hợp đồng thuê nhà, người có yêu cầu công chứng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Dự thảo hợp đồng thuê nhà;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là nhà ở đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà pháp luật quy định phải có.

Lưu ý: Bản sao quy định nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hợp đồng cho thuê, mượn nhà ở có phải công chứng? “. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký mã số thuế cá nhân online, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân, lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về hợp đồng thuê nhà ra sao?

Theo quy định của phá luật dân sự, hợp đồng thuê nhà được xác định là hợp đồng thuê tài sản, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Căn cứ quy định tại Điều 131 và Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, nếu nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước mà thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì được chấm dứt hợp đồng thuê nhà:
1. Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn. Nếu trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
3. Nhà ở cho thuê không còn.
4. Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống.
5. Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà như sau:
Bước 1: Bên cho thuê hoặc bên thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuộc các trường hợp như đã nêu ở phần trên (Khoản 2, Khoản 3 Điều 132 Luật nhà ở 2014).
Bước 2: Sau khi đã xác định đúng trường hợp và chứng cứ chứng minh việc có căn cứ chấm dứt hợp đồng thuê nhà, bên đơn phương chấm dứt phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (theo Khoản 3 Điều 132 Luật nhà ở 2014).
Bên cạnh đó, nếu hợp đồng thuê nhà được lập thành văn bản và được công chứng tại văn phòng công chứng khi gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà cho bên kia thì nên gửi thêm một thông báo đến văn phòng công chứng.
Bước 3: Nếu bên kia đồng thuận về việc chấm dứt thì cả hai thỏa thuận và lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.